Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11

Thứ hai - 14/11/2022 22:34
Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong  nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.

Ngày 20-11-1982, lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước. Từ đó đến nay, đây là ngày truyền thống của ngành giáo dục để tôn vinh những người làm công tác trồng người. Ngày 20-11 chính là dịp để các thế hệ học sinh “đến đáp” lại công ơn dưỡng dục của các thầy, cô, là dịp để lớp lớp học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân tới những người đã góp công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Trong tâm thức con người Việt Nam, hai tiếng “người thầy” có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và sâu sắc. Qua từng thăng trầm của lịch sử thì tinh thần “tôn sư trọng đạo” vẫn thấm sâu vào tâm trí của mỗi con người Việt Nam, nó đã trở thành sợi dây thiêng liêng kết nối nghĩa tình thầy - trò.

Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta. Toàn xã hội hướng về và dành cho các thầy giáo, cô giáo những tình cảm trân trọng quý mến và biết ơn, đó chính là món quà tinh thần vô giá cho tất cả thầy giáo, cô giáo chúng ta.
 
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày 20-11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về kỷ niệm: Có một nghề bụi phấn bám đầy tay; Người ta bảo là nghề cao quý nhất: Có một nghề không trồng cây vào đất; Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm. Kính trọng thầy, cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha, mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy, cô giáo. Công ơn của thầy, cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha, mẹ, vì thế cha ông ta thường nhắc nhở “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định “Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy, cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu. Ca ngợi nghề dạy học, Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo”.
 
Ngành giáo dục và đào tạo trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và trưởng thành, các thế hệ nhà giáo không ngừng phát huy những truyền thống tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam, cùng với sự đổi mới của mỗi địa phương, sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp giáo dục cũng đang ngày càng phát triển vững chắc. Các thế hệ thầy, cô giáo đã phát huy được truyền thống vẻ vang và không ngừng nỗ lực phấn đấu, cống hiến vì những thế hệ học trò. Bản thân các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp dạy dỗ bao thế hệ học trò, nhiều người trong số học trò đã và đang là những kỹ sư, bác sỹ, thầy giáo, thầy thuốc, những lãnh đạo cao cấp hoặc những công dân tốt của đất nước, quê hương. Trong những ngày gian khó của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, nhiều thầy giáo của ngành giáo dục đã cầm súng lên đường đi đánh giặc, chi viện sức lực, góp phần vào công cuộc giải phóng đất nước. Sự lao động miệt mài của các thế hệ nhà giáo chúng ta hôm qua và hôm nay đã và đang góp phần đưa sự nghiệp giáo dục có những bước tiến mới, góp phần làm cho quê hương ngày thêm giàu đẹp.
 
Phát huy những thành tích đã đạt được, ngành giáo dục và đào tạo cũng như mỗi thầy giáo, cô giáo cần khắc phục mọi khó khăn để đạt được những kết quả khả quan và toàn diện, tích cực duy trì ổn định số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục; tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, Học sinh tích cực”. Với tất cả tấm lòng, xin dành cho những thế hệ thầy, cô giáo, những người đã và đang cống hiến cho sự nghiệp trồng người những lời tri ân chân thành và tốt đẹp nhất.

BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập503
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm480
  • Hôm nay44,438
  • Tháng hiện tại1,177,085
  • Tổng lượt truy cập34,762,730
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây