TP. Mỹ Tho: 10 năm thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn

Thứ năm - 20/10/2022 06:03
Xác định rõ vị trí, vai trò quan trọng của công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động nông thôn trong tiến trình xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng nông thôn mới; trong thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Mỹ Tho luôn được cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực.

Qua 10 năm qua thực hiện Chỉ thị 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Thành ủy đã chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy, các ngành, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về công tác dạy nghề cho người lao động ở nông thôn. Công tác thông tin, tuyên truyền, tập trung vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tác động của công tác dạy nghề cho lao động nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; sự quan tâm đầu tư của thành phố và các doanh nghiệp đến công tác dạy nghề trong từng năm và cả giai đoạn; các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chỉ thị; phổ biến, tư vấn về pháp luật giáo dục nghề nghiệp; tổ chức cho người sau khi học nghề được tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi.

Công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn đảm bảo về chất lượng và đa dạng hóa về ngành nghề, đáp ứng nhu cầu của người lao động. Tập trung vào các nghề phi nông nghiệp theo cơ cấu phát triển dịch vụ, thương mại và công nghiệp; chú trọng tập trung đào tạo hệ trung cấp, cao đẳng nghề, tạo điều kiện cho người lao động có tay nghề cao. Hàng năm, trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và các phường, xã tổ chức rà soát nhu cầu học nghề của người lao động, phân loại đối tượng để làm cơ sở xây dựng kế hoạch dạy nghề đảm bảo hiệu quả thiết thực, đào tạo nghề gắn với thị trường lao động và nhu cầu thực tế của người lao động; nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với tư vấn, giới thiệu việc làm và tạo việc làm mới; đẩy mạnh công tác đi lao động hợp tác nước ngoài có thời hạn cho người lao động. Phối hợp với các ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, các tổ chức tín dụng tạo mọi điều kiện thuận lợi để người nghèo, cận nghèo và người lao động được vay vốn giải quyết việc làm, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo việc làm tại chỗ cho người lao động.

Với các mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm có hiệu quả, các ngành đoàn thể thành phố phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã đã đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động để nhân rộng mô hình, như: Kết hợp dạy nghề với phát triển sản xuất rau an toàn cho nông dân sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng và nhân giống cây có múi, kỹ thuật chăm sóc hoa kiểng, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm,... Đặc biệt lĩnh vực dạy nghề phi nông nghiệp có các lớp dạy nghề sửa chữa máy may công nghiệp, lớp dạy nghề chế biến món ăn, lớp dạy nghề xoa bóp - bấm huyệt cho người mù. Sau khi học xong các học viên đều tự vận dụng kiến thức thực hành vào ứng dụng trong sản xuất; áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật sản xuất, vận dụng kỹ năng trong quá trình học tập đã giúp người lao động có việc làm ổn định, thu nhập tăng thêm bình quân 70-80 triệu đồng/năm.

Trong thời gian tới, làm công tác định hướng nghề nghiệp cho người lao động trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, gắn với thị trường lao động trong và ngoài nước; tổ chức dạy nghề phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện tốt công tác dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án Giảm nghèo bền vững gắn với giải quyết việc làm cho người lao động giai đoạn 2021 - 2030. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai tổ chức dạy nghề trên địa bàn, kịp thời phát hiện những thiếu sót trong công tác dạy nghề, đảm bảo theo đúng qui định của Nhà nước.

Hàng năm, tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đề ra các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả hơn công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trong những năm tiếp theo. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố tích cực phối hợp với các cơ quan phổ biến, tuyên truyền, tư vấn dạy nghề cho đoàn viên, hội viên và nhân dân; kịp thời biểu dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

Cao Sương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập528
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm500
  • Hôm nay45,736
  • Tháng hiện tại1,178,383
  • Tổng lượt truy cập34,764,028
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây