Anh hùng, thầy thuốc nhân dân, thiếu tướng Đỗ Hoài Nam

Thứ hai - 20/02/2023 04:11
Đồng chí Đỗ Hoài Nam sinh năm 1931 tại làng Hội Cư, quận Cái Bè, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Hội Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

Anh hùng, thầy thuốc nhân dân, thiếu tướng Đỗ Hoài Nam
Tháng 12-1950, đồng chí nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường Mỹ Tho. Năm 1954, đồng chí tập kết ra miền Bắc, tốt nghiệp bác sĩ Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1960, đồng chí trở về miền Nam chiến đấu, làm Viện trưởng Viện Quân y A72 thuộc Cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Bộ Tư lệnh Miền).

Từ năm 1961 đến năm 1973, đồng chí đảm nhiệm nhiều cương vị công tác. Ở cương vị nào, đồng chí cũng luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm việc hết sức mình. Thời gian phụ trách Viện Quân y, đồng chí hết lòng phục vụ, chăm sóc, cứu chữa thương binh. Đồng chí tâm niệm: Dù khó khăn gian khổ, ác liệt đến đâu đi nữa cũng tìm mọi cách vượt qua, giành lại sự sống cho thương binh, bệnh binh. Đồng chí đã mổ khoảng 1.200 trường hợp an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Quá trình làm nhiệm vụ, đồng chí tích cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, đặc biệt đồng chí có tay nghề cao, mổ giỏi các vết thương lồng ngực, bụng, chân tay và sọ não. Đồng chí đã từng mổ nhiều trường hợp thương binh có vết thương rất hiểm nghèo, như mổ hộp sọ não lấy ngoại vật, khâu vá màng não; mổ vết thương cột sống, hồi phục hai chân của thương binh đã bị liệt; khâu nối mạch máu lớn, cứu sống nhiều trường hợp vết thương đứt mạch máu; mổ xử trí bọc phòng mạch máu, cứu sống 148 thương binh; mổ vết thương vừa vỡ gan vừa thủng dạ dày ở tình trạng nguy kịch; mổ lồng ngực, xử trí những trường hợp vết thương phổi, cứu sống 32 thương binh; khâu nối thần kinh ngoại vi, thanh toán được nhiều trường hợp tàn tật; khâu thận bảo tồn cho một thương binh vỡ thận; đóng đinh nội tủy cứu sống được thương binh bị gãy cả 2 xương đùi.

Với những thành công trên, ông đã đúc kết thành tài liệu khoa học và kinh nghiệm giúp cấp trên phổ biến cho toàn ngành quân y của Miền thực hiện đạt kết quả tốt. Ngoài nhiệm vụ cứu chữa thương bệnh binh, ông còn tích cực tham gia giảng dạy ở trường đào tạo bác sĩ, tích cực hướng dẫn kèm cặp hàng chục y sĩ làm được phần lớn công việc của bác sĩ.

Ngày 20-12-1973, ông được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.

Sau năm 1975, ông làm Viện trưởng Viện Quân y 175. Ở cương vị này, ông đã ra sức xây dựng Viện Quân y 175 thành nơi tiếp nhận, cứu chữa thương binh, bệnh binh, giải quyết di chứng vết thương chiến tranh và là bệnh viện tuyến cuối của Quân đội ở phía Nam.

Trong quá trình công tác, ông được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba, 7 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 17 bằng khen và giấy khen. Đồng thời, ông còn được phong hàm thiếu tướng và danh hiệu Thầy thuốc nhân dân.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập250
  • Máy chủ tìm kiếm80
  • Khách viếng thăm170
  • Hôm nay66,964
  • Tháng hiện tại439,049
  • Tổng lượt truy cập38,808,425
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây