Nhà giáo cách mạng Lê Văn Chí

Thứ ba - 14/11/2023 04:16
Thầy Lê Văn Chí sinh năm 1907 tại làng Tân Hiệp, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là thị trấn Tân Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang), từng theo học Collège de Mytho (nay là Trường Trung học phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Mỹ Tho), Lycée Pétrus Ký, Sài Gòn (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh). Năm 1925, thầy theo học Trường Sư phạm Sài Gòn.

Năm 1927, sau khi tốt nghiệp sư phạm, thầy đi dạy học ở nhiều nơi tại Nam bộ. Bằng con đường tự học, thầy đã thi đỗ vào Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương đặt tại Hà Nội. Ra trường, thầy được phân công giảng dạy tại Collège de Mytho. Năm 1943, thầy làm Thanh tra tiểu học ở tỉnh Cần Thơ; sau đó, chuyển về dạy tại Lycée Pétrus Ký. Đương thời, thầy nổi tiếng là một thầy giáo tận tâm,  mẫu mực và có tinh thần dân tộc, được đồng nghiệp và học sinh quý trọng.

Năm 1945, với lòng yêu nước nhiệt thành của một trí thức chân chính, thầy gia nhập lực lượng Thanh niên tiền phong và tham gia khởi nghĩa tháng Tám ở Sài Gòn. Cuối tháng 9 - 1945, thực dân Pháp xâm lược nổ súng tái chiếm Nam bộ. Theo sự phân công của cách mạng, thầy ở lại Sài Gòn và hoạt động hợp pháp trong giới giáo chức và trí thức. Cuối năm 1947, do bị lộ, thầy ra chiến khu, công tác tại Sở Giáo dục Nam bộ và lần lượt đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng các Trường Trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố, Thái Văn Lung, Huỳnh Phan Hộ.

Sau năm 1954, thầy trở về Sài Gòn, tiếp tục dạy học và hoạt động bí mật trong Ban Trí vận thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1960, thầy bị chính quyền Sài Gòn phát hiện và bắt giam. Trải qua các nhà tù Gia Định, Tổng nha Cảnh sát, Trại Lê Văn Duyệt, mặc dù bị địch khủng bố, tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần, nhưng thầy vẫn kiên định lập trường cách mạng, kiên quyết không khai báo, giữ vững bí mật của tổ chức. Do không đủ chứng cứ để kết án, chính quyền Sài Gòn buộc phải trả tự do cho thầy. Ra tù, thầy tiếp tục đi dạy học, là Giáo sư thỉnh giảng tại các trường Đại học Sư phạm, Đại học Văn khoa và một số trường trung học ở Sài Gòn.

Năm 1968, thầy ra vùng giải phóng ở miền Đông Nam bộ, công tác tại Tiểu ban Giáo dục Trung ương Cục miền Nam. Năm 1969, thầy được cử làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Cách mạng lâm thời  Cộng hòa miền Nam Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc phát triển nền giáo dục cách mạng ở miền Nam.

Với những công hiến to lớn cho sự nghiệp giáo dục-đào tạo nước nhà, thầy được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân. Nhà giáo Nhân dân Lê Văn Chí xứng danh là một trí thức yêu nước, trọn đời vì sự nghiệp giáo dục của đất nước.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập363
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm343
  • Hôm nay103,440
  • Tháng hiện tại1,744,279
  • Tổng lượt truy cập40,113,655
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây