Người chiến sĩ cộng sản kiên cường Thái Văn Đẩu

Thứ năm - 30/11/2023 23:22
Đồng chí Thái Văn Đẩu, sinh năm 1901 tại làng Long Hưng, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang).

Cuối năm 1927, đồng chí giác ngộ cách mạng, gia nhập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đầu năm 1930, đồng chí vinh dự được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó, đồng chí tham gia tổ chức nhiều cuộc biểu tình, gây được tiếng vang trong tỉnh. Cuối năm 1931, đồng chí là quyền Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. Năm 1932,  đồng chí là Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho. Với cương vị này, đồng chí cùng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung lãnh chỉ đạo công tác củng cố cơ sở Đảng; xây dựng các đoàn thể quần chúng, nhất là Nông hội; đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng; lãnh đạo Nhân dân đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ, trong đó có việc đấu tranh đòi bỏ hẳn thuế thân; xuất bản tờ báo Phấn đấu để tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng, nâng cao lòng yêu nước, nâng cao lập trường giai cấp cho toàn Đảng bộ và quần chúng trong tỉnh,… Nhờ đó, hệ thống tổ chức Đảng từ tỉnh đến cơ sở được phục hồi và phát triển thêm; các tổ chức quần chúng dưới các hình thức bí mật, hợp pháp, bán hợp pháp phát triển, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia; phong trào đấu tranh của Nhân dân dần dần được khôi phục tạo tiền đề cho cao trào cách mạng mới.

Từ năm 1936 đến năm 1939, đồng chí là Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, hoạt động cho phong trào Đông Dương đại hội. Tháng 9-1940, đồng chí là Xứ ủy viên Xứ ủy Nam Kỳ, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long. Với trọng trách được phân công, đồng chí đã cùng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long lãnh, chỉ đạo công tác chuẩn bị khởi nghĩa và tiến hành khởi nghĩa Nam Kỳ ở tỉnh Vĩnh Long, được xem là một trong những cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất ở Nam Kỳ.

Sau khi cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 23-11-1940 bị thực dân Pháp đàn áp dã man, đồng chí mất liên lạc với cơ sở, trở về Mỹ Tho củng cố lực lượng, chuẩn bị cuộc khởi nghĩa tiếp theo. Tuy nhiên, tháng 01-1941, đồng chí bị chính quyền thực dân bắt, đày ra Côn Đảo. Tại chốn “địa ngục trần gian”, mặc dù bị tra tấn cực hình, nhưng đồng chí vẫn kiên cường giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cộng sản, không ngừng đấu tranh, chống áp bức, khủng bố của kẻ địch ngay trong nhà lao. Do bị bọn cai ngục đánh đập tàn nhẫn và chế độ lao tù vô cùng khắc nghiệt, đồng chí đã anh dũng hy sinh tại đây năm 1942.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm236
  • Hôm nay103,440
  • Tháng hiện tại1,746,285
  • Tổng lượt truy cập40,115,661
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây