Tiền Giang: Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng

Thứ ba - 22/08/2023 21:43
Thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang ban hành Công văn 1315-CV/TU, ngày 16/10/2018 về “Triển khai thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư”.

Qua 5 năm triển khai và tổ chức thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cán bộ, đảng viên được nâng lên; xác định công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng là nhiệm vụ cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, nhằm làm rõ quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, tổng kết thực tiễn lịch sử cách mạng địa phương, nêu bật những thành tựu và những hạn chế, làm sáng tỏ những bài học kinh nghiệm, những vấn đề lý luận của cách mạng; đồng thời giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, bồi đắp tinh thần yêu nước, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và công tác xây dựng Đảng,… góp phần xây dựng tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển giàu mạnh.

Từ nhận thức trên, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các ngành từ tỉnh đến cơ sở luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác lịch sử Đảng; xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác chính trị - tư tưởng của các cấp ủy đảng và các tổ chức đảng.

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng ở tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua đạt kết quả tốt. Đã hoàn thành nghiên cứu, biên soạn, xuất bản bộ sách Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tiền Giang từ năm 1930 đến năm 2015. Đối với lịch sử đảng bộ huyện, tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, đã hoàn thành nghiên cứu, biên soạn, xuất bản 09 quyển lịch sử đảng bộ của 09 đơn vị (thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, các huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phước) và 02 Kỷ yếu Ban Chấp hành Đảng bộ của 02 đơn vị (thị xã Cai Lậy, huyện Tân Phú Đông) vì các đơn vị này mới thành lập (huyện Tân Phú Đông thành lập năm 2008, thị xã Cai Lậy thành lập năm 2013).

Về lịch sử đảng bộ xã, tỉnh Tiền Giang có 172 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; trong đó có 165 xã, phường, thị trấn đã nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử đảng bộ, đạt 98%; chỉ còn 07 xã, phường thuộc thị xã Cai Lậy đang tiến hành sưu tầm tư liệu, biên soạn biên niên nhằm chuẩn bị cho việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử đảng bộ, vì các đơn vị này mới thành lập năm 2013.

Công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống ban, ngành, đoàn thể các cấp được quan tâm và đạt kết quả khả quan. Từ năm 2018 đến năm 2022, tổng cộng có 80 công trình đã được xuất bản; trong đó có các công trình nghiên cứu, biên soạn công phu, nghiêm túc, có chất lượng khoa học và tính thực tiễn cao.

Công tác tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương luôn được chú trọng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên tập nội dung sự kiện lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử cách mạng, địa danh, nhân vật lịch sử - cách mạng,... đăng tải trên Trang Thông tin điện tử và đưa vào Bản tin Thông báo nội bộ của Ban. Bản tin này được xuất bản hàng tháng, được phát hành đến tận chi bộ và là tài liệu sinh hoạt chi bộ theo quy định.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Báo Ấp Bắc, Tạp chí Văn Nghệ Tiền Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức chuyên trang, chuyên mục, đăng, phát sóng, phát hình tin, bài tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò các sự kiện lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống cách mạng, nhân vật lịch sử - cách mạng,... Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc đăng tin, bài về lịch sử Đảng bộ địa phương, lịch sử ban, ngành, đoàn thể,… trên Cổng thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang.

Năm 2020, Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức cuộc thi viết kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng (03/02/1930 - 03/02/2020) và chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng với chủ đề “Đảng trong tôi”. Cuộc thi thu hút 1.847 người dự thi. Kết quả, có 19 giải, bao gồm 03 giải tập thể và 16 giải cá nhân.

Các Huyện ủy, Thành ủy, Thị ủy; các Đảng uỷ trực thuộc Tỉnh ủy; sở, ban, ngành, đoàn thể tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác tuyên truyền sự kiện lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống cách mạng, nhân vật lịch sử - cách mạng,... bằng nhiều hình thức, như: tuyên truyền miệng; tuyên truyền thông qua ấn phẩm viết (sách, báo, bản tin, khẩu hiệu, biểu ngữ); tuyên truyền trực quan qua mạng internet, phương tiện nghe, nhìn (phát thanh, truyền hình, phim ảnh, triển lãm,...), cổng thông tin điện tử; tuyên truyền thông qua công tác giáo dục lịch sử địa phương, lồng ghép trong sinh hoạt chi bộ, tổ nhân dân tự quản,...

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh xây dựng tủ sách địa phương chí, gồm các thể loại sách, như lịch sử Đảng bộ các cấp, lịch sử truyền thống cách mạng của ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội; văn hóa, lịch sử, vùng đất và con người Tiền Giang; giới thiệu nội dung sách đến giáo viên và học sinh, sinh viên; tổ chức thi tìm hiểu, thi thuyết trình, mời nhân chứng lịch sử tọa đàm, giao lưu, báo cáo chuyên đề về sự kiện lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương, lịch sử truyền thống cách mạng, nhân vật lịch sử cách mạng; tổ chức giáo viên và học sinh tham quan di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng, nhà truyền thống, nhà lưu niệm về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử, nhân vật cách mạng, chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ và di tích lịch sử cách mạng.

Ngoài ra, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy còn phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức các cuộc thi trực tuyến về lịch sử Đảng, lịch sử Đảng bộ địa phương, tìm hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, 6 bài học lý luận chính trị, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc và Nghị quyết Đại hội Tỉnh Đoàn; thực hiện các chương trình “Nghĩa tình biên cương Tổ quốc”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Về nguồn”,… thu hút đông đảo đoàn viên tham gia.

Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích cách mạng, kháng chiến được quan tâm, hiện nay Tiền Giang có 06 di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến cấp quốc gia, 43  di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến cấp tỉnh. Các di tích này được tu bổ, trùng tu, tôn tạo, sửa chữa từ nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa; ngân sách tỉnh, huyện và nguồn vốn xã hội hóa, phục vụ khách tham quan trong và ngoài tỉnh, đáp ứng nhu cầu, hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho thế hệ trẻ.

Trong thời gian tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là người đứng đầu cần nhận thức đúng, đầy đủ về vị trí, vai trò của công tác lịch sử Đảng; gắn nghiên cứu, biên soạn với tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng để tăng cường sự hiểu biết của toàn xã hội đối với lịch sử Đảng; quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử cách mạng, kháng chiến, bởi đó là các địa chỉ ghi lại những dấu ấn của lịch sử Đảng. Có như vậy, công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng mới đạt hiệu quả cao.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập549
  • Máy chủ tìm kiếm73
  • Khách viếng thăm476
  • Hôm nay76,419
  • Tháng hiện tại1,716,168
  • Tổng lượt truy cập40,085,544
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây