Người chiến sĩ một lòng vì Tổ quốc

Thứ ba - 12/12/2023 04:16
Là một thanh niên sớm giác ngộ cách mạng, nên mới 19 tuổi, đồng chí Nguyễn Văn Châu, sinh năm 1949 cư ngụ ấp Tân Hưng Đông, xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước đã tham gia cách mạng.

Ông nhập ngũ vào đơn vị Tiểu đoàn Hê - Rông 261. Đầu năm 1968, toàn quân và toàn dân ta ở miền Nam đã mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân đồng loạt đánh vào hầu hết các thành phố, đặc biệt là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ, sân bay và căn cứ hậu cần của quân Mỹ và quân đội Sài Gòn trên toàn chiến trường miền Nam. Tại Mỹ Tho, đơn vị tham gia đánh trận được 01 ngày, ông và các đồng chí khác bị lạc nên bị quân địch bắt. Sau đó, địch đưa ông vào khám đường Mỹ Tho. Trong khám, địch dùng nhiều thủ đoạn từ dụ dỗ đến tra tấn, đánh đập tàn nhẫn, dã man, tuy nhiên, ông vẫn kiên quyết không khai báo bất cứ điều gì có hại cho tổ chức và đồng đội.

Đến tháng 03 năm 1968, địch lập hồ sơ và đưa ông lên Cần Thơ. Đến tháng 11 năm 1968, ông bị đày ra Phú Quốc, mới đặt chân đến đảo, những tên lính ngụy đã “tiếp đón” tù binh bằng những trận đòn thừa sống thiếu chết.

Mặc dù bị địch tra tấn dã man, nhưng ông và những người tù cách mạng vẫn luôn nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cách mạng, kiên cường, bất khuất, dũng cảm đấu tranh chống lại chúng, biến nhà tù thành trường học cách mạng, thường xuyên bí mật tổ chức học tập chính trị, lý luận cách mạng, động viên bạn tù luôn giữ vững tinh thần chiến đấu.

 Tuy ở nhà lao nhưng ông vẫn tham gia sinh hoạt Đoàn định kỳ. Dưới sự lãnh đạo của tập thể, của tổ chức đoàn trong nhà lao, ông luôn hăng hái đi đầu trong các cuộc đấu tranh trực diện với cai ngục, đề ra yêu sách như: không chào cờ buổi sáng, không đánh đập tù binh và quyền lợi đối với tù binh. Ngoài ra, ông và các đồng chí của mình còn tổ chức nhiều cuộc đấu tranh đòi quyền dân sinh, để tạo nòng cốt trong các cuộc đấu tranh chống địch đàn áp tù binh.

Vượt lên những trận đòn roi, những hình thức tra tấn man rợ, ông vẫn một lòng kiên trung với Đảng, với cách mạng. Tổ chức trong nhà tù vẫn được duy trì hoạt động, mọi sinh hoạt học tập, đấu tranh đều theo sự lãnh đạo. Sự hy sinh, sống chết ở đây trong gang tấc, nhưng chẳng ai sợ điều đó. Những năm tháng tù đày, khổ sai khắc nghiệt trong nhà tù đã tôi luyện cho người cách mạng mạnh mẽ, vững vàng hơn, với quyết tâm dù trong hoàn cảnh nào cũng phải bảo toàn khí tiết, khắc phục khó khăn để học tập và cống hiến nhiều hơn nữa cho phong trào đấu tranh cách mạng trong nhà tù. Kẻ địch càng tra tấn tàn bạo thì càng làm bừng lên khí phách kiên trung, bất khuất của người chiến sĩ.

Ngày 27-01-1973, hiệp định Paris được ký kết, chính thức lập lại hòa bình ở Việt Nam. Một trong các điều khoản thi hành hiệp định là trao trả tù binh giữa các bên. Ông được trao trả tại sông Thạch Hãn - Quảng Trị và gia nhập đơn vị Đoàn 125. Ngày 14-03-1973, ông được tiếp tục ra miền Bắc an dưỡng, đến tháng 03 năm 1974, ông về miền Nam tiếp tục chiến đấu tại đơn vị C7 D261B, đến tháng 6 năm 1977, ông được phục viên về sống với gia đình.

Trích: Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975).

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập564
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm536
  • Hôm nay87,779
  • Tháng hiện tại1,220,426
  • Tổng lượt truy cập34,806,071
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây