Hội thảo khoa học lần thứ hai “Kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, biên soạn từ điển địa danh tỉnh Tiền Giang”

Chủ nhật - 14/01/2024 22:42
Ngày 12-01, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo khoa học lần thứ hai “Kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, biên soạn từ điển địa danh tỉnh Tiền Giang” do đồng chí Châu Thị Mỹ Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, cùng đại diện Sở Khoa học - Công nghệ, Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật tỉnh Tiền Giang, lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, thành viên tham gia đề tài, các tác giả, các nhà khoa học và cán bộ, công chức cơ quan Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng tham dự.
Đồng chí Châu Thị Mỹ Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu.
Đồng chí Châu Thị Mỹ Phương, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu.
Hội thảo nhằm đánh giá kết quả nghiên cứu của đề tài, nhất là công tác sưu tầm, thống kê, hệ thống hóa, lý giải nguồn gốc, làm rõ đặc điểm, giá trị, ý nghĩa của các sự kiện lịch sử và các địa danh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Kết quả đề tài góp phần tìm hiểu địa lý, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa của tỉnh, đồng thời phục vụ công tác giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho nhân dân, nhất là học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Thông qua các tham luận được trình bày tại Hội thảo đã khẳng định, đây là công trình khoa học có giá trị, có ý nghĩa to lớn, đạt được kết quả cao; đề tài trình bày 2.882 địa danh, vượt 1.382 địa danh so với thuyết minh đăng ký ban đầu là 1.500 địa danh.

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Châu Thị Mỹ Phương cho rằng, đề tài “Nghiên cứu, biên soạn Từ điển địa danh tỉnh Tiền Giang” cơ bản đã đạt được như mục tiêu đề ra, đó là sự quyết tâm cao, sự nỗ lực, trách nhiệm của các thành viên tham gia. Đồng chí cho rằng, địa danh tỉnh Tiền Giang phong phú đa dạng về đối tượng, về ngôn ngữ, về phương thức cũng như hình thức cấu tạo.Vđối tượng, địa danh tỉnh Tiền Giang có 5 nhóm lớn: địa danh chỉ địa hình thiên nhiên, địa danh chỉ đơn vị hành chính, địa danh chỉ công trình xây dựng, địa danh tín ngưỡng, tôn giáo địa danh chỉ vùng.Về mặt ngôn ngữ, địa danh tỉnh Tiền Giang có cấu tạo phần lớn từ thuần Việt; kế đến từ Hán Việt. Ngoài ra, địa danh Tiền Giang có nhiều từ địa phương, từ vay mượn (Tiếng Khmer, Mã Lai, Pháp) từ ngữ lịch sử (các đơn vị hành chính cũ các chức danh xưa).Về phương thức cấu tạo, địa danh tỉnhTiền Giang vận dụng hai phương thức cơ bản để định danh: phương thức tự tạo và phương thức chuyển hóa. Trong đó, phương thức tự tạo giữ vai trò trung tâm, dựa trên những cơ sở định danh khác nhau (màu sắc, hình dáng, kích thước, các sự kiện, sự vật liên quan đến đối tượng,…).

Có thể khẳng định, đa số địa danh ở tỉnh Tiền Giang đều có nguồn gốc dân gian, rõ ràng và đậm tính hiện thực, phản ánh các giá trị lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, kinh tế, giao thông, quân sự,… Ngoài ra, địa danh tỉnh Tiền Giang còn biểu hiện tính văn hóa đa dạng. Văn hóa Nam Bộ mang sắc thái của một vùng văn hóa đa dân tộc. Tiền Giang cũng vậy, cũng tiếp nhận một lực lượng dân di cư mang theo trong mình những phong tục tập quán, tín ngưỡng từ nhiều vùng miền khác nhau, có cả trong nước lẫn ngoài nước. Nhưng yếu tố văn hóa Việt vẫn giữ vai trò chủ đạo, dấu ấn đó thể hiện rõ qua mặt ngôn ngữ của địa danh. Những từ Hán Việt, những địa danh gốc Pháp hay có gốc từ tiếng Khmer, Mã Lai,… đều được người dân tiếp nhận một cách sáng tạo và tất cả đều được Việt hóa. Từ ngữ cấu tạo nên địa danh một mặt thể hiện nét văn hóa vật chất, mặt khác phản ánh nét văn hóa tinh thần, đó là những giá trị hiện thực quý giá của địa danh tỉnh Tiền Giang.

Qua khảo sát, nhóm tác giả nhận thấy số địa danh thuần Việt mang tên người, tên cây, tên các địa hình thiên nhiên, các công trình xây dựng khá lớn. Một số địa danh Hán Việt chủ yếu là địa danh chỉ tên các đơn vị hành chính là những từ thông dụng và có ý nghĩa tốt đẹp (Mỹ, Tân, Trung, An,…). Ngoài ra, còn có một số địa danh vay mượn từ một số ngôn ngữkhác như: Khmer, Pháp, Mã Lai. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều. Ở tỉnh Tiền Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung, sự phát âm lẫn lộn giữa các âm đầu và dấu thanh khá lớn nên nhiều địa danh khi nói bị sai lệch, còn có nhiều địa danh do ghi chép, in ấn sai. Mặt khác, trong các sách báo, bản đồ do Pháp để lại khiến chúng ta khó xác định nguồn gốc và ý nghĩa của chúng. Một số từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác như Khmer, Pháp, Mã Lai đã được Việt hóa hoàn toàn.

Mặc dù có nhiều cố gắng trong việc thu thập, phân tích và mô tả cứ liệu địa danh tỉnh Tiền Giang, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách thỏa đáng trong đề tài. Nhưng nhóm tác giả hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần vào việc khẳng định thêm các lý luận cơ bản của ngành địa danh học và lý giải một số vấn đề thực tiễn trong nghiên cứu địa danh nói chung, nghiên cứu địa danh tỉnh Tiền Giang nói riêng. Qua nghiên cứu địa danh tỉnh Tiền Giang, nhóm tác giả đề xuất các khuyến nghị như sau:

- Một số địa danh thể hiện trên các loại văn bản chưa có tính thống nhất nên cần quy định thống nhất: Ví dụ: đường Miễu Cây Dông hay đường Miễu Cây Vông, rạch Hóc Đùng hay rạch Hóc Đùn, kinh/kênh Năng hay kinh/kênh Năn,…

- Đề nghị nên đặt địa danh bằng tên chữ. Chỉ nên dùng chữ cái A, B, C đi kèm sau địa danh bằng chữ trong các địa danh hành chính.

- Việc đặt tên cho các địa danh mới hoặc đổi tên các địa danh cần nghiên cứu thấu đáo, đảm bảo tính dân tộc, tính truyền thống, tính chính trị, tính đạo đức, tính lịch sử, tính địa phương, tính tiện dụng, tính đại chúng, tính thẩm mỹ và hình thành ngân hàng tên các công trình công cộng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.

- Trên cơ sở kết quả của đề tài, đề nghị các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí để đề tài được xuất bản nhằm phục vụ cho công tác giáo dục truyền thống lịch sử - văn hóa cho thế hệ trẻ; góp thêm một công trình nghiên cứu hữu dụng vào nền văn hóa của tỉnh nhà nói riêng và của đất nước nói chung;  làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy - học tập các bộ môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn của giáo viên và học sinh các cấp ở tỉnh Tiền Giang; phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về địa danh tỉnh Tiền Giang cho đông đảo độc giả.

Với tinh thần làm việc khách quan, khoa học, nghiêm túc, hội thảo khoa học lần thứ hai Kết quả nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu, biên soạn Từ điển tỉnh Tiền Giang” đã hoàn thành mục đích, yêu cầu, nội dung và khối lượng công việc đã đề ra.

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập1,059
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm1,028
  • Hôm nay76,847
  • Tháng hiện tại1,209,494
  • Tổng lượt truy cập34,795,139
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây