Tục cúng việc lễ ở Tiền Giang

Thứ sáu - 20/01/2023 11:12
Ở Nam bộ nói chung, Tiền Giang nói riêng, con cháu chỉ giỗ ông, bà cách mình bốn đời (cao, tằng, tổ, khảo - tức ông bà sơ, ông, bà cố, ông bà nội, cha, mẹ). Nếu xa quá bốn đời thì người ta không tổ chức đám giỗ riêng mà nhập vào Cửu huyền thất tổ (1) và thờ chung, giỗ chung một ngày, ở Bắc Bộ, Trung Bộ gọi là giỗ họ, Nam bộ gọi là Cúng việc lề.

Theo Địa chí Tiền Giang, khái niệm “Cúng việc lề” là do gọi trại từ “Cúng vật lễ” mà ra. Cúng việc lề còn gọi là giỗ lề, giỗ lệ, là một dạng giỗ hội tổ tiên của người đi khai hoang có từ thế kỷ XVII. Tại Nam bộ, trong đó có Tiền Giang, hiện nay có rất nhiều dòng họ đến khai hoang lập nghiệp từ các thế kỷ XVII - XVIII. Tuy nhiên, chỉ có những gia đình gốc Trung Bộ mới có tục Cúng việc lề. Tương truyền, người đi khai hoang đều là Nhân dân lao động bình thường, thay tên đổi họ và không dám ghi gia phả nên đặt ra tục cúng việc lề để con cháu nhận nhau.

Khi cúng việc lề phải trải đệm bày lễ vật ở góc vườn. Lễ vật cúng việc lề là một bữa ăn của người đi khai hoang, đạm bạc, không cần mâm cao cỗ đầy. Các món thường thấy là trầu cau, cơm canh, cá lóc nướng trui, rau ghém, các loại rau rừng, cá lóc nấu cháo ám (2),... Có gia đình muốn mô tả lại thời điểm khó khăn của người đi khai hoang như: chặt cây làm đũa, lấy gáo dừa làm chén, lấy lá môn hoặc lá sen làm dĩa đựng thức ăn... Món cá cháo ám là món ăn của  người bình dân ở Trung Bộ. Đặc biệt, con cá lóc cúng lề chỉ cạo vảy, không chặt kì, vi có ‎ý nhắc nhở rằng thời đi khẩn hoang chỉ có dao tre.

Mỗi dòng họ chỉ có người trưởng tộc cúng lề. Nếu họ nào có hai, ba chi thì có hai, ba người cúng luân phiên để có dịp qua lại, giữ tình huyết thống. Mỗi dòng họ có một ngày cúng lề nhất định và có một lễ vật đặc trưng mà chỉ có người trong họ mới biết.

Khi gia tộc chuẩn bị xong lễ vật cúng, chủ tế khấn báo tổ tiên, sau đó theo thứ bậc trong gia tộc, từng người đến cúi lạy. Nhang tàn, chủ tế hóa vàng, rải gạo muối và thả ghe kết bằng bẹ chuối với các lễ vật đã cúng tổ tiên tượng trưng cho lương thực để tiễn đưa tổ tiên. Sau cùng là bữa ăn với sự tham gia của những người dự lễ và bà con trong dòng tộc với những câu chuyện xưa và nay xoay quanh nội dung kể lại công trạng của tổ tiên; công việc làm ăn, học hành; trao đổi cách rèn dạy, giáo dục con cháu và cả những vấn đề thời sự,…

Tục Cúng việc lề là dịp để những người trong cùng dòng họ gặp nhau thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, củng cố tình thân gia tộc, gắn kết cộng đồng, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước. Với những giá trị đặc biệt của di sản, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Tục Cúng Việc lề vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014.

(1) Việc thờ phượng cửu huyền thất tổ là để chỉ việc thờ chung những người đã quá vãng trong dòng tộc.

(2) Gạo nấu cháo ám thường là gạo nguyên, không cần rang như cách nấu cháo lòng.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm58
  • Khách viếng thăm402
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,662,153
  • Tổng lượt truy cập40,031,529
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây