Anh hùng Lực lượng Vũ trang Võ Văn Bảy (1917 - 1959)

Thứ sáu - 18/10/2024 04:48
Võ Văn Bảy sinh năm 1917 tại làng Thạnh Phú, quận Cai Lậy, tỉnh Mỹ Tho (nay là xã Thạnh Phú, huyện Cai Lậy) trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước và đấu tranh chống áp bức, bóc lột.
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Võ Văn Bảy  (1917 - 1959).
Anh hùng Lực lượng Vũ trang Võ Văn Bảy (1917 - 1959).
Năm 1946, ông tham gia cách mạng ở địa phương, lần lượt giữ các chức vụ Ủy viên, Phó rồi Trưởng Công an xã. Tháng 01 - 1947, ông tổ chức đánh diệt bọn tề xã có nhiều nợ máu đối với Nhân dân. Năm 1948, ông khám phá một tổ chức gián điệp do cơ quan tình báo Pháp cài cắm ở địa phương, bắt 07 mật báo viên của địch.

Từ năm 1949 - 1954, mặc dù bị địch đánh phá ác liệt, nhưng ông vẫn kiên cường bám chặt địa bàn, làm tốt công tác địch tình; giáo dục, giác ngộ những người lầm đường lạc lối theo địch trở về với nhân dân và tổ chức đưa người của ta vào bộ máy chính quyền địch. Trong thời gian này, thông qua một cơ sở nội tuyến, ông đã vận động được một viên thiếu úy là trưởng đồn Chà Là cùng với một trung đội lính 20 người rời bỏ hàng ngũ địch, đi theo cách mạng.

Sau hiệp định Genève (tháng 7 - 1954), địch tăng cường bộ máy chính quyền và quân sự ở cơ sở; đồng thời, ra sức truy bắt cán bộ, đảng viên, khiến cho phong trào cách mạng ở địa phương gặp rất nhiều khó khăn.

Tuy vậy, với phương châm “ một tấc không đi, một li không rời”, ông quyết tâm bám đất, bám dân, cùng với Xã ủy lãnh đạo quần chúng đấu tranh chính trị, đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước, đòi các quyền dân sinh dân chủ, chống trò hề bầu cử của địch, chống địch khủng bố, đàn áp, giết hại những người yêu nước, chống việc địch gom dân vào các khu trù mật,…

Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, với chức trách là Trưởng Công an xã, ông tổ chức một số hoạt động diệt ác trừ gian ở địa phương; tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, giác ngộ, cảm hóa những người trong Ban Hương chức hội tề, tiến tới vô hiệu hóa bộ máy chính quyền địch; đồng thời, gọi răn đe, cảnh cáo những người cố tình chống Nhân dân và cách mạng. Nhờ thế, phong trào cách mạng ở xã Thạnh Phú được giữ vững và ngày càng phát triển.

Do đó, địch cho quân truy lùng ông ráo riết. Đêm 04 - 4 - 1957, ông bị bọn chúng bắt. Trước hành động tra tấn dã man và sự dụ dỗ, mua chuộc của địch, dù bị đày từ nhà lao này đến nhà lao khác trong suốt 02 năm trời, nhưng ông vẫn một lòng trung thành với cách mạng và nhân dân.

Biết không thể khuất phục được ông, năm 1959, địch đã xử chém ông theo luật phát xít 10/59 của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ông đã anh dũng hy sinh vì nước lúc ông 42 tuổi.  Ngày 22-7-1998, ông được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân.

Song Lan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập324
  • Máy chủ tìm kiếm64
  • Khách viếng thăm260
  • Hôm nay55,045
  • Tháng hiện tại1,601,818
  • Tổng lượt truy cập39,971,194
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây