Nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân

Thứ hai - 23/10/2023 05:00
Công tác quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch 60-KH/TU và Chương trình 29-Ctr/TU về tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Ngày 21, 22/7/2022, Tỉnh ủy tổ chức kết nối Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương do Bộ Chính trị và Ban Bí thư tổ chức đến cấp tỉnh, huyện (tương đương) và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, có 298 điểm cầu với 41.695 cán bộ, đảng viên tham dự.
Lớp đào tạo nghề trồng và nhân giống cây sầu riêng tổ chức tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy. Ảnh: Trường Giang.
Lớp đào tạo nghề trồng và nhân giống cây sầu riêng tổ chức tại xã Mỹ Thành Nam, huyện Cai Lậy. Ảnh: Trường Giang.
Thời gian qua, các cấp ủy, chính quyền các cấp tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhằm nâng cao trình độ, năng lực tổ chức sản xuất của nông dân và cư dân nông thôn để đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản, làm giàu từ nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hàng năm, tỉnh tổ chức đào tạo 3.000 - 4.000 lao động, các lớp đào tạo nghề gắn với nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp, hợp tác xã, đáp ứng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực nông thôn; chú trọng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là lao động trẻ, phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học và công nghệ, quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu lao động ở nông thôn, chuyến đổi nghề nghiệp và đưa lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài. Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm, học nghề cho người lao động đăng ký thất nghiệp để quay lại thị trường lao động được đẩy mạnh thực hiện tốt, đã giải quyết việc làm cho gần 11,5 nghìn lao động. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân nói chung và nông dân nói riêng luôn được quan tâm.
 
Việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường ở nông thôn được chú trọng; bảo tồn và phát huy đa dạng, phong phú về các giá trị văn hóa ở nông thôn, làm cơ sở để nhân rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch sinh thái nông thôn. Hiệu quả các quy chế, quy định về dân chủ cơ sở, bảo đảm quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được nâng lên. Phát huy tốt tinh thần đoàn kết, tình làng, nghĩa xóm, tương thân, tương ái; xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng dân cư vững mạnh, tham gia quản lý xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn.
 
Đồng thời, triển khai các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, thực hiện liên kết sản xuất - tiêu thụ trên các sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh của từng vùng, cụ thể: tiếp tục thực hiện Đề án phát triển cây sầu riêng đến năm 2025; Đề án Phát triển cây thanh long đến năm 2025; Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phía Bắc Quốc lộ 1; Đề án Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ và cơ cấu cây trồng các huyện phí Đông; các Dự án xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sầu riêng, xoài, thanh long,.. Đồng thời, tiếp tục triển khai thực hiện hỗ trợ người dân sản xuất theo tiêu chuẩn GAP; tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến người dân tiếp tục triển khai thực hiện nhất là việc khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn. Đến nay chứng nhận được sản xuất theo GAP cho 3.610,06 ha lĩnh vực như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Tiền Giang có diện tích tự nhiên là 255,64 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp là 190,1 ngàn ha, gồm đất sản xuất nông nghiệp hơn 177,8 ngàn ha (đất trồng lúa 54,5 ngàn ha, đất trồng cây lâu năm 113,1 ngàn ha); đất lâm nghiệp có rừng là 2,02 ngàn ha; đất nuôi trồng thủy sản hơn 10 ngàn ha và đất nông nghiệp khác là 0,89 ngàn ha; còn lại 65,5 ngàn ha là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng;190 hợp tác xã nông nghiệp với 47.023 thành viên, hợp tác xã phát triển đa dạng ngành nghề hoạt động, phù hợp với nhu cầu hợp tác trong sản xuất, kinh doanh của người dân địa phương. Hiệu quả hoạt động của nhiều hợp tác xã ngày càng tăng về doanh thu và lợi nhuận, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên, tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động, xuất hiện nhiều mô hình hợp tác xã nổi bật, điển hình với cách làm mới, sản xuất gắn với chuỗi giá trị; công nhận 220 sản phẩm OCOP, trong đó có 95 sản phẩm 04 sao và 125 sản phẩm 03 sao với 94 chủ thể sản xuất (trong đó: 17 hợp tác xã, 31 doanh nghiệp, 46 hộ sản xuất kinh doanh).

Hiện nay, có 138/142 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 44 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 02 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 03 đô thị (TP. Mỹ Tho, TX. Gò Công, TX. Cai Lậy) hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; 04 huyện (Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cai Lậy) đạt chuẩn huyện nông thôn mới. Chất lượng hệ thống hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn như: Giao thông, điện, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nước sạch tập trung,... ngày càng được nâng cao đáp ứng yêu cầu phát triển. Công tác phát triển giáo dục, y tế, văn hóa cơ sở; tăng cường đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn được đẩy mạnh thực hiện.
Về nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyến đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn; trong năm 2023, thực hiện hỗ trợ 07 đề án khuyến công địa phương với tổng kinh phí là 1,719 tỷ đồng để đầu tư, ứng dụng máy móc, thiết bị hiện đại vào hoạt động sản xuất. Thông qua các nội dung hoạt động khuyến công như hoạt động tư vấn, hỗ trợ lập dự án, tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về nâng cao năng lực quản lý đã giúp cán bộ quản lý, chủ doanh nghiệp nắm vững về các phương thức quản lý và giúp ổn định tổ chức, phát triển sản xuất. Hoạt động hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật đã khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu tư, ứng dụng công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, hiện đại hóa công nghệ truyền thống, công nghệ xử lý nước thải, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng những đơn hàng lớn và bảo vệ môi trường.

Việc triển khai Nghị quyết 19-NQ/TW “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đảng tổ chức quán triệt, phổ biến rộng rãi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn để thống nhất nhận thức, nâng cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phát huy vai trò chủ thể của người dân nói chung, người dân ở nông thôn nói riêng trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp mà Nghị quyết đề ra; hướng tới nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và người dân nông thôn, lấy lợi ích của người dân là mục tiêu cao nhất.

T.Q

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập441
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm427
  • Hôm nay86,938
  • Tháng hiện tại1,726,687
  • Tổng lượt truy cập40,096,063
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây