Góp ý “Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975)”

Thứ hai - 09/05/2022 02:47
Sáng ngày 05-5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức họp góp ý “Những mẩu chuyện đấu tranh của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân Tiền Giang trong nhà tù, trại giam của địch (1930 - 1975)”. Đến dự cuộc họp có đồng chí Trần Thị Kim Cúc - Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang, đồng chí Đỗ Tấn Minh - Nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Tiền Giang, đồng chí Châu Thị Mỹ Phương - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng đại diện các đồng chí sở, ngành và Ban Tuyên giáo các huyện cùng tham dự.

Quang cảnh hội nghị.
Quang cảnh hội nghị.
Chúng ta biết rằng, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1930 - 1975), không ít cán bộ, chiến sĩ và nhân dân ta bị địch bắt tra tấn, giam cầm nhưng vẫn nêu cao tấm gương kiên trung, bất khuất nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ sở cách mạng, giữ vững khí tiết người cách mạng. Ngay trong chốn lao tù, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cách mạng vẫn tổ chức xây dựng Đảng và lãnh đạo đấu tranh ngay trong nhà tù, trại giam của địch. Các hoạt động đó của tổ chức Đảng, đảng viên, đồng bào và tội ác dã man của kẻ thù cần phải được ghi chép lại, làm phong phú thêm lịch sử vẻ vang của Đảng, của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nướcgiànhđộclậpdântộc. Các cuộc đấu tranh đó đã để lại những bài học quý báu cần đúc kết nhằm phục vụ cho công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, đồng thời giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là thế hệ thanh thiếu niên. Đến nay, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã nhận được 76 bài viết từ lời kể của các đồng chí cựu tù kháng chiến trong giai đoạn 1930 - 1975, do Ban Tuyên giáo các huyện, thành, thị sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn.

Tại buổi họp góp ý, các đồng chí đã nghe những ý kiến đóng góp của các cô, chú cựu tù kháng chiến, đặc biệt là sự đóng góp ý kiến của đồng chí Trần Thị Kim Cúc và đồng chí Đỗ Tấn Minh. Các đồng chí đã đề xuất, sau khi hoàn chỉnh bản thảo trình lãnh đạo nên bổ sung bài học kinh nghiệm về giáo dục khí tiết cách mạng, giáo dục lòng yêu nước cho các thế hệ noi theo, bài học về tinh thần đoàn kết đấu tranh trong nhà lao,… Qua đó, giáo dục cho thế hệ trẻ về lòng yêu nước, từ đó tự nguyện, tự giác xây dựng quân đội, công an, xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, đồng thời giáo dục thế hệ trẻ phải có trách nhiệm với lịch sử, phải vượt qua mọi khó khăn, vững vàng nơi đầu sóng ngọn gió nhằm đáp lại tình cảm của những người đi trước, làm hành trang sau này đi lên, xây dựng tỉnh nhà ngày càng phát triển. Đặc biệt, trong giáo dục lòng yêu nước, về tinh thần đoàn kết, chúng ta phải giáo dục ý thức cách mạng, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần. Cho nên, phải giáo dục ý thức cảnh giác cách mạng trước những thủ đoạn thâm độc của kẻ xấu, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân, bảo vệ thành quả cách mạng, xứng đáng với những người đã nằm xuống vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Kết thúc buổi họp góp ý, đồng chí Châu Thị Mỹ Phương cho rằng, qua mỗi câu chuyện xảy ra trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, bản thân cảm thấy rất tự hào về truyền thống thiêng liêng bất khuất của các cô, các chú, của cha anh chúng ta qua các thế hệ đi trước, đặc biệt có những đoạn gây nên sự xúc động cho người đọc. Nếu công trình được hoàn thành và ra mắt sẽ có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Tiền Giang đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, từ đó sẽ khơi dậy lòng tự hào của dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước trong nhân dân, đặc biệt đối với thanh niên tỉnh Tiền Giang để góp phần làm thất bại các âm mưu, thủ đoạn chống phá, xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, đây cũng là nguồn tư liệu để nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử khác có liên quan trên địa bàn của tỉnh. Cho nên, việc biên tập các mẩu chuyện này có ý nghĩa rất lớn, mong rằng cần phải thận trọng và phải có sự đầu tư lớn hơn nữa để các mẩu chuyện này có đủ sức chân thật, tính lôi cuốn và có tính giáo dục cao hơn. Qua ý kiến góp ý của các cô, các chú, chúng tôi rất trân trọng, tuy nhiên, bản thảo còn một số sai sót, Ban biên tập xin tiếp thu ý kiến, đề nghị Ban Tuyên giáo cấp ủy huyện trao đổi, yêu cầu tác giả bổ sung, biên tập lại các nội dung theo góp ý.

Kim Loan

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập366
  • Thành viên online1
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm347
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,174,585
  • Tổng lượt truy cập34,760,230
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây