Triển lãm mỹ thuật "Sắc màu mùa xuân" với những khoảnh khắc cuộc sống đời thường

Thứ tư - 06/02/2019 11:12
Cuộc triển lãm mỹ thuật chủ đề "Sắc màu mùa xuân" vừa được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang khai mạc tại Thành phố Mỹ Tho nhân dịp chào mừng năm mới 2019.

Đợt triển lãm quy tụ trên 40 tác phẩm của các họa sĩ với nhiều chất liệu khác nhau như sơn dầu, acrylic, khắc gỗ, sơn mài, tổng hợp... Đây cũng là một trong những hoạt động chào mừng Ngày Mỹ thuật Việt Nam của các họa sĩ Tiền Giang.

Tuy chỉ là một cuộc triển lãm ở quy mô nhỏ nhưng một lần nữa, các họa sĩ miền sông nước lại tiếp tục cống hiến cho công chúng yêu nghệ thuật những khoảnh khắc lắng đọng, những bức tranh đẹp về vùng đất và con người miền Tây Nam bộ với những nét đặc trưng riêng biệt.

Chợ nổi là một nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng và độc đáo của sông nước miền Tây Nam bộ. Chợ thường họp trên các khúc sông thuận lợi cho việc giao thương, nơi mà người bán và người mua đều dùng ghe xuồng để làm phương tiện chuyên chở hàng hóa và di chuyển. Nét rất riêng của chợ nổi là trên mỗi ghe đều có một cây sào nhỏ, trên đó treo lủng lẳng các loại sản phẩm cần bán, phổ biến là các loại trái cây đặc trưng Nam bộ…


Hồn quê (sơn mài) - Tác giả Nguyễn Văn Thơm 

Tiền Giang vốn được mệnh danh vương quốc trái cây, với hơn 75.000ha diện tích trồng cây ăn trái, cùng với sản lượng khoảng 1,3 triệu tấn trái mỗi năm. Những loại trái cây nổi tiếng của Tiền Giang có thể kể đến như: Xoài cát Hòa Lộc, khóm Tân Phước, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Ngũ Hiệp, sơ ri Gò Công, thanh long Chợ Gạo… Và đó cũng là một trong những nguồn cảm hứng của các họa sĩ…

Mùa thanh long (sơn dầu) - Tác giả Ngọc Lành


Trong vườn thanh long (sơn dầu) - Tác giả Duy Bảo Việt

Nói đến miền Tây, không thể không nhắc đến đờn ca tài tử và cải lương. Đây là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng, từ lâu đã trở thành hồn cốt của nhiều thế hệ người dân miền Tây. Giữa vùng sông nước mênh mông, giữa những ruộng lúa xanh bát ngát, giữa những khu vườn trù phú… đâu đó vang lên những giai điệu đờn ca tài tử và cải lương miên man, da diết làm say đắm lòng người.


Đờn ca tài tử (khắc gỗ) - Tác giả Võ Văn Hai


Du lịch Thới Sơn (bột màu) - Tác giả Thanh Hương

Một con rạch nhỏ, một chiếc xuồng ba lá, một góc vườn yên tĩnh, một đàn gà, một ụ rơm đơn sơ… đều gắn bó máu thịt và trở thành nỗi nhớ đới với những người con xa quê. Ký ức về những miền quê đi vào tranh vẽ thật thanh bình và giản dị nhưng khơi gợi cho người xem nhiều cảm xúc.


Góc quê (sơn dầu) - Tác giả Phúc An

Và đâu đó ở miền Tây ta vẫn còn bắt gặp những đám cưới nhà quê đơn sơ và thắm được nghĩa tình. Tất cả gợi lên một khung cảnh miền Tây yên bình và giàu sức sống trong tranh vẽ.


Đám cưới nhà quê (sơn dầu) - Tác giả Văn Chương

Một chiếc cần vó bắt ngang sông hay những thú vui dân dã của trẻ em miền Tây cũng khơi gợi nhiều xúc cảm sáng tạo cho những họa sĩ…


Cất vó (sơn dầu) - Tác giả Thanh Sơn


Thú vui tuổi thơ (sơn dầu) - Tác giả Duy Hải

Cuộc sống lao động thường nhật của người dân miền Tây cũng được nhiều họa sĩ tập trung khai thác. Những chuyến tàu chuẩn bị ra khơi, những chuyến tàu cập bến chở nặng cá về... đã đi vào tranh vẽ cùng với vẻ đẹp của những người lao động hết sức bình dị và chân thật.


Cá về (tổng hợp) - Tác giả Huỳnh Thị Cúc


Chuẩn bị ra khơi (sơn dầu) - Tác giả Nguyễn Văn Thơm

Xem tranh của các họa sĩ vẽ về cuộc sống thường ngày ở miền Tây để hiểu và thêm yêu vùng đất, con người nơi đây. 

Lê Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập708
  • Máy chủ tìm kiếm19
  • Khách viếng thăm689
  • Hôm nay67,159
  • Tháng hiện tại1,199,806
  • Tổng lượt truy cập34,785,451
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây