Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Gianghttps://tuyengiaotiengiang.vnpttiengiang.vn/uploads/screenshot_1_5.png
Thứ ba - 16/04/2024 21:27
Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương thống nhất hành động của các tổ chức thành viên. Ngoài Luật và điều lệ MTTQ Việt Nam quy định, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 có đoạn: Mặt trận hoạt động theo phương thức hiệp thương dân chủ phối hợp hiệp thương thống nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hành động chung; tại Nghị quyết 07/NQ-TW, ngày 17/11/1993 của Bộ Chính trị cũng đã nêu: “Mặt trận làm việc theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, hợp tác bình đẳng, đoàn kết, chân thành, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp và thống nhất giữa các đơn vị theo chương trình hành động chung”.
Chính từ đó cho thấy hiệp thương dân chủ bao giờ cũng song hành cùng phối hợp thống nhất hành động. Hiệp thương dân chủ của MTTQ tỉnh Tiền Giang trong nhiệm kỳ 2019 - 2024 được giới thiệuvà hiệp thương cử 75 ủy viên Ủy ban MTTQ tỉnh, các chức danh Chủ tịch và 03 chức danh Phó Chủ tịch, 02 chức danh Ủy viên Thường trực và thống nhất Ban Thường trực ủy ban MTTQ tỉnh 07 vị; hiệp thương cử đoàn đại biểu dự Đại hội MTTQ cấp trên. Ủy ban MTTQ tỉnh đã hiệp thương thống nhất chương trình toàn khóa, chương trình phối hợp thống nhất hành động hàng năm, thống nhất kế hoạch giám sát về phản biện xã hội hàng năm. Quyết định thống nhất các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước.
Các đại biểu là ủy viên ủy ban MTTQ, các tổ chức thành viên MTTQ hiệp thương một cách bình đẳng, dân chủ trong các vấn đề, chương trình hành động của MTTQ được thảo luận và đi đến thống nhất chung. Kết quả trong năm 2024, hội nghị Ủy ban MTTQ 02 cuộc (giữa năm và cuối năm). Hội nghị lãnh đạo cơ quan UB MTTQ hàng tuần vào thứ hai, họp Ban Thường trực 07 vị 02 tuần/01 lần, họp giao ban giữa Ban Thường trực với MTTQ các huyện, thành phố, thị xã 01 quý/01 lần. Nội dung cuộc họp để đi đến thống nhất các nội dung hoạt động, hiêp thương thống nhất các nội dung trong….
Năm 2023, MTTQ các cấp trong tỉnh thực hiện tốt vai trò hiệp thương thống nhất theo Chỉ thị 10-CT/TW, ngày 15/12/2016 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với Cuộc vận động Toàn dân xây dựng nông thôn mới đô thị văn minh, để thực hiện tốt chỉ thị 10-CT/TW MTTQ cơ sở phải khảo sát số hộ cần vận động, nội dung cần vận động tại khu dân cư. Kết quả năm 2023 có 24.822 hộ vận động trong nội dung cuộc vận động; thống nhất xây dựng 37 mô hình ở cộng đồng khu dân cư như: Giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, xây dựng đời sống văn hóa, giáo dục, y tế, Đền ơn đáp nghĩa (07 mô hình); cảnh quan môi trường sạch đẹp (17 mô hình); chấp hành pháp luật (04 mô hình). Qua đánh giá 100% mô hình hoạt động hiệu quả (có kế hoạch, báo cáo sơ tổng kết, được cấp ủy công nhận; 100% khu dân cư tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc để đánh giá cuộc vận động, ngày hội đã công nhận, biểu dương 4.610 hộ gia đình tiêu biểu cuộc vận động. Để nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, MTTQ các cấp khảo sát, lấy ý kiến sự hài lòng người dân xây dựng nông thôn mới. Tổ chức kiểm tra, đánh giá các nội dung chưa hài lòng, trao đổi Ban chỉ đạo có định hướng khắc phục, kết quả góp phần công nhận thêm 05 xã nông thôn mới, 11 xã nông thôn mới nâng cao, 02 xã nông thôn mới kiểu mẫu.
Trên lĩnh vực giám sát, ngay từ quý 4/2022 Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp theo thống nhất và hiệp thương các tổ chức chính trị xã hội nội dung giám sát. Báo cáo cấp ủy thống nhất chủ trương giám sát 2023. Qua đó, MTTQ tỉnh giám sát 02 nội dung: Giám sát công tác quản lý Nhà nước (QLNN) về đất đai tại UBND 03 huyện, 06 UBND xã; Giám sát công tác QLNN vè an toàn thực phẩm tại huyện Tân Phước, Chợ Gạo và 04 xã, thị trấn; phối hợp HĐND giám sát công tác quản lý đất công; việc công khai minh bạch thực hiện thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai, xây dựng nông thôn mới…. Các tổ chức chính trị giám sát: Đoàn thanh niên giám sát công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ đoàn; Hội Nông dân giám sát việc triển khai thực hiện Quyết định số 673/QĐ-TTg, ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Hội Phụ nữ giám sát hoạt động của Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh giám sát chế độ chính sách đối với cựu chiến binh. Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp các tổ chức chính trị xã hội giám sát chuyên đề như: Giám sát cán bộ đảng viên và công tác cán bộ; công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; việc thực hiện các nội dung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và một số nội dung khác….; Ban Thanh tra nhân dân giám sát 572 nội dung, kiến nghị 397 vấn đề tại địa phương.
Ban Thanh tra Nhân dân xã Tân Mỹ Chánh nhiệm kỳ 2022-2024 ra mắt
Từ thực tiễn, kết quả hoạt động trên cho thấy nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong MTTQ được thực hiện có hiệu quả và đặc tính riêng, phát huy trí tuệ, nâng cao trách nhiệm, thuyết phục lẫn nhau, hướng tới đồng thuận, thống nhất ý chí và hành động vì lợi ích chung.
Để phát huy tốt hơn nữa vai trò hiệp thương dân chủ nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp, cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đổi mới quy trình xây dựng chương trình phối hợp và thống nhất hành động, hiệp thương dân chủ...; theo đó, cần có sự trao đổi, bàn bạc trong ủy ban MTTQ và các tổ chức thành viên cùng cấp để chương trình được xây dựng mang tính thiết thực, có sự tập trung, phát huy trí tuệ của cả khối MTTQ Việt Nam. Nội dung chương trình phối hợp và thống nhất hành động cần hướng vào những vấn đề gắn trực tiếp với cuộc sống của nhân dân, với các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, mà trọng tâm là những vấn đề được đông đảo nhân dân quan tâm, cần sớm được giải quyết.
Hai là, tiếp tục rà soát các quy định đã bất cập nhằm bổ sung, sửa đổi, để đề xuất phương hướng, nhiệm vụ công tác một cách phù hợp, từ đó xây dựng chương trình phối hợp và thống nhất hành động trong tình hình mới một cách có hiệu quả. Tiếp tục kiến nghị thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong quyết định những vấn đề lớn của đất nước; bảo đảm tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về nhân dân, nâng cao hiệu quả, tính thiết thực trong hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Ba là, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức thành viên trong ủy ban MTTQ Việt Nam. Để công tác hiệp thương dân chủ giữa các tổ chức thành viên có kết quả thì vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các tổ chức này rất quan trọng. Cần phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các tổ chức thành viên tham gia ủy ban MTTQ Việt Nam, đặc biệt là trách nhiệm của tập thể lãnh đạo các tổ chức thành viên trong việc tham gia xây dựng và triển khai thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam.
Bốn là, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình tập hợp ý kiến nhân dân, phát huy tốt nhất vai trò và trí tuệ của các ủy viên ủy ban MTTQ Việt Nam, các nhân sĩ, trí thức, đại diện các giới, dân tộc, tôn giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia, người có uy tín, của đoàn viên, hội viên và sự ủng hộ của nhân dân trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.