Lịch sử hình thành của vùng đất Gò Công gắn với lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Nam Bộ, năm 1968 là Tỉnh Gò Công, đến 16/02/1987 thị xã Gò Công được thành lập theo Quyết định số 37/HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Với 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 05 phường và 07 xã, đạt đô thị loại III vào năm 2017, được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2020, được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận đạt chuẩn Văn minh đô thị giai đoạn 2016 - 2020.
Để tiếp tục phát triển thị xã Gò Công, xứng tầm là vùng kinh tế đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang, ngày 27/4/2022 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về lãnh đạo, xây dựng thị xã Gò Công trở thành thành phố Gò Công vào năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 01/6/2022 về tổ chức thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy, Thị ủy Gò Công đã ban hành Chương trình hành động số 13-CTr/TU để tập trung chỉ đạo thực hiện. Trên cơ sở đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền thị xã đã tập trung tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, Nhân dân và doanh nghiệp thông suốt và triển khai thực hiện các tiêu chí về thành lập thành phố Gò Công. Thông qua công tác tuyên truyền hầu hết cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn thị xã Gò Công đồng thuận cao về chủ trương xây dựng thành phố Gò Công là hết sức cần thiết, từ đó cùng chung sức thực hiện các tiêu chí, đóng góp vật chất nhằm đảm bảo tiến độ xây dựng thành phố.
Qua 02 năm triển khai thực hiện, việc xây dựng thành phố Gò Công đã đạt được những kểt quả quan trọng:
- Kinh tế thị xã phát triển theo hướng dịch vụ - thương mại. công nghiệp, nông nghiệp. Trong đó, thương mại, dịch vụ chiếm 35,97%, công nghiệp - xây dựng chiếm tý trọng 33.67%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất 30,36%. Tổc độ tăng trường kinh tế bình quân hằng năm đạt 6,72%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 là 30,3 %/năm; chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng nông nghiệp hằng năm 15,44%; giá trị thương mại, dịch vụ tăng bình quân hằng năm 16,01%. Thu ngân sách đều vượt dự toán, tốc độ tăng thu bình quân hằng năm 16,26%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 đạt trên 66 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,43%.
- Kết cấu hạ tầng được tập trung đầu tư xây dựng, các cơ sở văn hóa, giáo dục, y tể, thể dục - thể thao, hệ thống điện, cấp nước, viễn thông được đầu tư khá đồng bộ. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định. Điểm nhấn trong đầu tư hạ tầng phát triển đô thị Gò Công đã tạo động lực phát triển kinh tế, xă hội của thị xã là Dự án Đường Trương Định và khu dân cư hai bên đường, Dự án Đường Nguyền Trãi nối dài, Dự án Đường và khu dân cư hai bên đường Nguyễn Trọng Dân. Từ các xã ven đến nội ô thị xã Gò Công đều khoác lên mình chiếc áo mới của đường phố văn minh, hiện đại, hạ tầng đô thị khang trang, cùng với đó là sự tập trung chỉnh trang vỉa hè, mặt đường công viên, cây xanh, ánh sáng, tất cả tạo nên sự phát triển đồng bộ.
- Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; tập trung thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ gắn với phát triển công nghiệp, chỉnh trang đô thị; hoàn thành vụ xây dựng nông thôn mới, 100% xã nông thôn mới nâng cao. Đặc biệt, thị xã tập trung thu hút các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực công nghiệp nằm dọc theo Quốc lộ 50 và sông Soài Rạp như: Khu công nghiệp Bình Đông. Cụm công nghiệp Mỹ Lợi... Ngoài ra, thị xã còn mời gọi đầu tư các dự án lĩnh vực giao thông và khu dân cư trong khu vực lân cận nội thị, phát triển cơ sở hạ tầng để đạt tiêu chuẩn thành phố như: Dự án Đường và khu dân cư hai bên Vành đai phía Đông đoạn 1; đường và khu dân cư hai bên Vành đai phía Đông đoạn 2; đường và khu dân cư hai bên Vành đai phía Đông đoạn 3: đường và khu dân cư hai bên đường kinh Bến xe; khu dân cư Long Thuận 1; khu dân cư Long Thuận 2; khu đô thị Nguyễn Trọng Hợp, khu nhà ở thương mại - dịch vụ Bình Đông... chú trọng những giải pháp cơ bản cho đột phá về hạ tầng giao thông, trong đó có đường tỉnh 873 và đường vành đai phía Đông; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng định hướng phát triển không gian đô thị theo hướng bền vững để xứng tầm là đô thị hạt nhân vùng kinh tế - đô thị phía Đông của tỉnh.
Bên cạnh đó, thị xã còn tăng cường đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật - nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế; quan tâm triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ như: Nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư, khuyến khích xã hội hóa phát triển hệ thống thương mại đô thị như siêu thị, phố thương mại, hệ thống cửa hàng tiện lợi; cải tạo và nâng cấp chợ thành thị và nông thôn theo quy hoạch; mời gọi đầu tư chợ, hệ thống Siêu thị...
Trong thời gian tới, để tiếp tục phát triển thành phố Gò Công là vùng kinh tế đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang, Đảng bộ, chính quyền thành phố tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giao thông cho 04 phường mới thành lập theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn của đô thị; mời gọi thu hút đầu tư các dự án khu dân cư được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt trên địa bàn thành phố; chỉnh trang và bảo tồn di tích văn hóa, kiến trúc đặc trưng của địa phương gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững; phát triển đô thị theo hướng xanh - sạch - đẹp gắn với tăng trưởng xanh hướng tới đô thị thông minh và bảo vệ môi trường ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉnh trang đô thị và hình thành các khu đô thị, khu dân cư mới, khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp để từng bước đô thị hóa, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh phục vụ cho sự phát triển tiếp theo của thành phố; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
- Củng cố quốc phòng an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, cải thiện mạnh mẽ chỉ số quản trị điều hành, quản trị hành chính công, xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
- Bảo đảm tốt công tác quản lý nhà nước trên địa bàn; có định hướng và giải pháp phù hợp, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất.