Việc phát triển kinh tế biển ven biển ở vùng Tây Nam Bộ hiện nay diễn ra như thế nào?

Chủ nhật - 05/03/2023 01:19
Vùng ven biển Tây Nam Bộ gồm các tỉnh từ Tiền Giang đến Kiên Giang. Đóng góp của vùng này vào GDP cả nước khá khiêm tốn, đạt khoáng 6 - 6,4% trong giai đoạn 2010 - 2016. Chính phủ đã chú trọng đầu tư tuyến hành lang kinh tế ven biển tây (Rạch Giá - Hà Tiên) và tuyến hành lang kinh tế ven biển phía đông (Bạc Liêu - Ghềnh Hào - Cà Mau - Năm Căn) gắn với phát triển khu công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau và xây dựng tuyến trục giao thông ven biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan (đoạn trên đất Việt Nam từ Cửa khẩu Xì Xía thuộc Kiên Giang đến thành phố Cà Mau); nâng cấp quốc lộ 1A đoạn từ Cần Thơ đến Cà Mau; hoàn thành xây dựng tuyến đường hành lang ven biển phía nam giai đoạn 1 từ Cà Mau đến Rạch Giá (dài 112 km); đầu tư đường hành lang ven biển phía nam giai đoạn 2 từ Rạch Giá đến Hà Tiên (dài khoảng 100 km). Trong vùng đã thành lập ba khu kinh tế ven biển gồm khu kinh tế Định An (Trà Vinh), khu kinh tế Năm Căn (Cà Mau), khu kinh tế đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới (Kiên Giang).

Đến nay, trang trại điện gió biển đầu tiên tại Bạc Liêu có công suất gần 100 MW đã hoạt động và triển khai giai đoạn đến năm 2030 lên tới 1.000 MW (gấp 10 lần). Điện gió ven biển đang phát triển mở rộng sang Cà Mau, Trà Vinh, Tiền Giang. Đến tháng 01/2017, Việt Nam có tổng cộng 63 dự án điện gió đã, đang và sẽ xây dựng tại ven biển đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay, Chính phủ đang chỉ đạo xây dựng Phú Quốc với định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế lớn của vùng, trung tâm du lịch sinh thái chất lượng cao và giao thương quốc tế. Theo đó, xây dựng Phú Quốc thành thành phố đảo đầu tiên ở Việt Nam; triển khai đầu tư nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng, bao gồm Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, Cảng biển du lịch tế quốc Dương Đông; hoàn thành xây dựng đường điện cáp ngầm Hà Tiên - Phú Quốc.

Trong hai năm 2015 - 2016, Phú Quốc thu hút được 56 dự án đầu tư (tổng số vốn đăng ký hơn 69.000 tỉ đồng) chủ yếu trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng. Hiện nay, thành phố Phú Quốc đang thu hút các nhà đầu tư chiến lược, du lịch phục hồi mạnh sau đại dịch Covid-19, hạ tầng cơ sở được ưu tiên phát triển gắn với bảo vệ các hệ sinh thái quan trọng. Tỉnh Kiên Giang cũng đã thực hiện lấn biển phát triển khu đô thị hiện đại ven biển thành phố Rạch Giá.

Các tỉnh khác trong vùng đã điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, hướng mạnh ra biển, dựa vào biển và thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là thích ứng với hạn - mặn,....
 
Nguồn: Biển, đảo Việt Nam những thông tin cơ bản, tập 4: Phát triển kinh tế biển Việt Nam.

BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập271
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm249
  • Hôm nay28,466
  • Tháng hiện tại234,523
  • Tổng lượt truy cập35,869,474
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây