Tăng cường đẩy mạnh các chỉ tiêu về công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số

Thứ hai - 31/07/2023 05:52
Nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, tỉnh Tiền Giang đã và đang tích cực triển khai nhiều giải pháp trọng tâm, trong đó tăng cường đẩy mạnh các chỉ tiêu về công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số tạo nền tảng vững chắc để người dân được thụ hưởng thành quả của công cuộc chuyển đổi số, nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.
Nhân viên kỹ thuật của Trung tâm giám sát, điều hành thông tin tỉnh Tiền Giang đang tác nghiệp.
Nhân viên kỹ thuật của Trung tâm giám sát, điều hành thông tin tỉnh Tiền Giang đang tác nghiệp.
Tỉnh Tiền Giang đã đưa vào hoạt động Cổng thông tin điện tử gồm 01 cổng chính, 201 cổng thành phần (18 sở, ban, ngành tỉnh; 11 UBND cấp huyện; 172 Ủy ban nhân dân cấp xã) và có các của cơ quan ngành dọc, đoàn thể và trường học tạo kênh giao tiếp giúp cho người dân và doanh nghiệp với chính quyền, thực hiện các nhu cầu về thủ tục hành chính được thuận lợi.

Trên các cổng thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị đều có liên kết đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, cổng dịch vụ công của tỉnh có chức năng thống kê kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cho phép người dân và doanh nghiệp tra cứu tình trạng và kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính, nộp hồ sơ trực tuyến.

Cổng dịch vụ công của tỉnh (dichvucong.tiengiang.gov.vn) hiện nay đã cung cấp 1.849 thủ tục hành chính; trong đó: có 427 dịch vụ công trực tuyến một phần, đạt 23.09% và 1.272 dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đạt đạt 68.79% (còn 150 dịch vụ công chưa trực tuyến (tương đương mức độ 2), đạt 8.11%. Trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu tình hình kết quả giải quyết thủ tục hành chính bằng mã biên nhận hồ sơ, qua tin nhắn trên điện thoại di động hoặc tra cứu bằng mã vạch. Tỷ lệ thủ tục hành chính được tích hợp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia đạt 70.68% (1.307/1.849 dịch vụ) trên toàn tỉnh (theo yêu cầu của Trung ương là phải đạt 70%).

Việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đã triển khai tập trung, đồng bộ trong toàn bộ cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh (sở, ban, ngành tỉnh; cơ quan ngành dọc, cơ quan Đảng, đoàn thể cấp tỉnh) liên thông đến cấp huyện và cấp xã theo mô hình quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu.

Theo thống kê, đến tháng 6 năm 2023, Tiền Giang đã thực hiện chuyển đổi, đồng bộ 1.174 mã định danh điện tử cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành, địa phương. Hệ thống đã kết nối liên thông 4 cấp với Văn phòng Chính phủ, đáp ứng việc trao đổi văn bản điện tử giữa tỉnh với Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham gia trên trục liên thông của Chính phủ.

Đối với hệ thống thư điện tử công vụ, đã có trên 11.210 tài khoản được cấp cho các cơ quan nhà nước và cán bộ công chức viên chức, đạt 100%. Về ứng dụng chữ ký số, đến nay đã cấp 2.565 chữ ký số (bao gồm 327 chữ ký số tổ chức và 2.238 chữ ký số cá nhân). Tỷ lệ văn bản điện tử ký số đạt 95%.

Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai giải pháp phòng, chống mã độc tập trung bảo vệ cho các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Hệ thống phòng chống mã độc tập trung toàn tỉnh với 02 máy chủ và 4.130 máy trạm được cài đặt phần mềm diệt virus tập trung, đạt 100%. Hạ tầng mạng LAN, WAN: 100% cơ quan hành chính nhà nước có mạng nội bộ (LAN) ), kết nối mạng diện rộng của tỉnh (WAN), kết nối Internet băng rộng. Tỷ lệ máy tính được kết nối Internet đạt 100%.

Hạ tầng công nghệ thông tin có tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện, xã của tỉnh Tiền Giang đến nay đạt 100% (7.695/7.695) tất cả các máy tính được kết nối Internet; Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp đến 100% huyện, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh…

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trần Văn Dũng cho biết: Trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều hành gắn với cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp: 100% các văn bản, tài liệu không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản trình song song cùng văn bản giấy); 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước dưới dạng điện tử (bao gồm cả các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy). 100% cán bộ, công chức cơ quan nhà nước được cấp và sử dụng hộp thư điện tử trong công việc. 100% hồ sơ khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp nộp qua mạng ở mức độ 4. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhằm phát triển Chính quyền số theo hướng Chính quyền tương tác, minh bạch, hoạt động hiệu quả. Qua đó, góp phần hiện đại hóa nền hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, cung cấp các dịch vụ số mới dựa trên nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái chuyển đổi số của tỉnh Tiền Giang.

Hoàng An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập328
  • Máy chủ tìm kiếm44
  • Khách viếng thăm284
  • Hôm nay95,137
  • Tháng hiện tại1,965,949
  • Tổng lượt truy cập40,335,325
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây