Lễ Quốc khánh 2-9 ở Tiền Giang

Thứ tư - 18/08/2021 20:45
Ngày 02-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào cả nước và toàn thể nhân dân trên thế giới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Ở Mỹ Tho - Gò Công, từ sáng mùng 02 tháng 9, nhân dân tập trung tại địa điểm mít-tinh chờ nghe trực tiếp truyền thanh buổi lễ. Chờ mãi đến trưa vẫn không có tín hiệu, Ban tổ chức mừng lễ Độc lập của hai tỉnh quyết định biến cuộc mít-tinh thành cuộc thị uy sức mạnh nhân dân “Ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh” và hô vang khẩu hiệu “Việt Nam độc lập muôn năm!”… Sau đó, từng đoàn kéo về các quận kêu gọi nhân dân ra sức xây dựng chính quyền, gia nhập lực lượng cách mạng để bảo vệ thành quả cách mạng Tháng Tám mà nhân dân ta mới giành được.

Thực hiện chủ trương của Đảng bộ, chính quyền cách mạng hai tỉnh Mỹ Tho, Gò Công tuyên truyền vận động nhân dân tham gia vào các phong trào cách mạng. Các đoàn thể phát triển nhanh chóng, thu hút hội viên ngày càng đông, hoạt động sôi nổi, hội viên sống trong không khí độc lập nên rất phấn khởi, cuốn hút nhiều người tham gia, sẵn sàng phục vụ kháng chiến chống quân Pháp xâm lược.

Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Mỹ Tho, tỉnh Gò Công, hầu hết các xã thành lập, tổ chức đội dân quân cách mạng bảo vệ thành quả cách mạng. Bộ máy chính quyền bổ sung cán bộ là đảng viên và nhân sĩ trí thức nổi tiếng. Chấn chỉnh và kiện toàn bộ máy hành chính các cấp tiến hành khẩn trương. Các đoàn thể cứu quốc trong Mặt trận Việt Minh củng cố. Một số tổ chức quần chúng thành lập như Liên hiệp Công đoàn ở Mỹ Tho, Liên đoàn Công chức ở Gò Công. Tất cả đều phát triển và hoạt động sôi nổi. Nhân dân hưởng ứng “Tuần lễ vàng” và đóng góp Quỹ Độc lập do chính phủ phát động. Riêng ở Gò Công, Mặt trận Việt Minh quyên góp 500.000 đồng tiền Đông Dương và rất nhiều nữ trang.

Ngoài ra, nhân dân Mỹ Tho, Gò Công còn chuẩn bị lực lượng kháng chiến chống quân Pháp xâm lược. Trong tháng 9-1945, ở thị xã Mỹ Tho có hai chi đội Phan Đình Lân và Phan Lương Trực. Ở thị xã Gò Công có lực lượng Cộng hoà tự vệ và Cộng hòa vệ binh. Các phòng tuyến ngăn chận địch thiết lập ở nhiều nơi; trên đường Sài Gòn - Gò Công có phòng tuyến Cầu Nổi; trên đường Sài Gòn - Mỹ Tho, nhân dân dựng lên nhiều chướng ngại vật; trên sông Cửa Tiểu có phòng tuyến Pháo Đài, vàm Gò Công, Vàm Giồng; trên sông Tiền, kinh Bảo Định, rạch Ba - rài… nhân dân đắp cản hàn sông. Công tác “tiêu thổ kháng chiến” thực hiện ráo riết; nhân dân đốn cây, hạ cột điện, phá cầu đường, trụ sở, nhà đèn, bến cảng, kho tàng để địch không lợi dụng những thứ đó phục vụ cuộc xâm chiếm. Căn cứ kháng chiến Đồng Tháp Mười xây dựng. Binh công xưởng ra đời sản xuất vũ khí trang bị cho lực lượng vũ trang.

Với sự quyết tâm cao độ, nhân dân Mỹ Tho, Gò Công đã sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến lâu dài chống quân Pháp xâm lược với tinh thần quyết tâm giữ vững nền độc lập dân tộc.

Lê Văn Tý

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập862
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm832
  • Hôm nay61,072
  • Tháng hiện tại1,193,719
  • Tổng lượt truy cập34,779,364
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây