Đọc sách: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Văn Phẩm”

Thứ hai - 15/06/2020 00:04
Đồng chí Lê Văn Phẩm, bí danh Chín Hải, sinh năm 1922 tại ấp Rạch Trắc, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang trong một gia đình nông dân nghèo có truyền thống yêu nước. Đồng chí đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc cũng như trong thời kỳ đất nước hoà bình, độc lập, xây dựng chủ nghĩa xã hội, như Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho (1968-1971), Khu uỷ viên Khu 8 (Khu Trung Nam Bộ) kiêm Bí thư Tỉnh uỷ Mỹ Tho (1971-1974), Uỷ viên Ban Thường vụ Khu uỷ Khu 8 (1974-1975), Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Tiền Giang (1976-1986). Đồng chí từ trần năm 1990.

Sách: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Văn Phẩm”
Sách: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của đồng chí Lê Văn Phẩm”
Cuốn sách bao gồm nhiều bài viết, tập trung vào các nội dung chính, như quê hương Cai Lậy và tuổi thơ của đồng chí Lê Văn Phẩm; quá trình giác ngộ cách mạng; vai trò của đồng chí Lê Văn Phẩm trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; đóng góp của đồng chí Lê Văn Phẩm trong công cuộc xây dựng quê hương Tiền Giang ngày càng giàu đẹp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cuốn sách còn công bố một số hình ảnh và bài viết của đồng chí Lê Văn Phẩm trong quá trình 45 năm hoạt động cách mạng hết sức sôi nổi với những chiến công hào hùng.

Trong suốt 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), đồng chí luôn có mặt khắp các địa bàn trong tỉnh. Bao lần chống địch càn quét, luồn sâu vào vùng yếu phá thế kềm kẹp, phá ấp chiến lược ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công, đồng chí Lê Văn Phẩm đã cùng với đồng chí, đồng đội làm nên nhiều chiến tích oanh liệt. Với cương vị Khu ủy viên Khu 8, Bí thư Tỉnh ủy Mỹ Tho, đồng chí đã cùng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra những chủ trương đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt, có tác dụng thúc đẩy phong trào cách mạng ở tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ, đánh thắng các âm mưu, thủ đoạn chiến tranh của địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giải phóng tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang).

Vào giữa tháng 4-1975, với cương vị là  Ủy viên Ban Thường vụ Khu ủy Khu 8, Tư lệnh phó Mặt trận Nam Sài Gòn, đồng chí đã cùng với với Bộ Tư lệnh Mặt trận chỉ huy lực lượng vũ trang tương đương với một sư đoàn liên tục hành quân, dũng mãnh đánh địch, hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang là đánh chiếm Tổng nha cảnh sát nguỵ, góp phần giải phóng hoàn toàn thành phố Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975; giải phóng miền Nam thân yêu.

Đồng chí được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Ba, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương Lao động quên mình do Chính phủ Liên Xô tặng và nhiều huân, huy chương khác.

Là người chiến sĩ cộng sản chân chính, đồng chí Lê Văn Phẩm suốt đời phấn đấu, công tác vì nước, vì dân, vì lý tưởng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa, luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó. Cuộc đời đồng chí Lê Văn Phẩm là tấm gương sáng của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng Việt Nam; một mực trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; kiên định con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; năng động, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo; thực sự là một cán bộ lãnh đạo mẫu mực: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Bác Hồ vĩ đại; xứng đáng để chúng ta và các thế hệ tiếp nối noi theo, học tập và phát huy trong quá trình xây dựng quê hương ngày càng phồn vinh.

Cuốn sách “Cuộc đời và sự nghiệp của đồng chí Lê Văn Phẩm” không chỉ phục dựng thân thế, sự nghiệp, những cống hiến của đồng chí Lê Văn Phẩm mà còn nhằm nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay và mai sau cần tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng của cha ông, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập, lao động và xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh theo lý tưởng, mục tiêu của Đảng: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Ngoài ra, cuốn sách còn được dùng làm tài liệu để giảng dạy môn Lịch sử địa phương Tiền Giang ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh nhà.

Nguyễn Phúc Nghiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập679
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm659
  • Hôm nay53,612
  • Tháng hiện tại1,186,259
  • Tổng lượt truy cập34,771,904
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây