Hội thảo có 8 bài tham luận và gần 20 ý kiến phát biểu của các chuyên gia như: Đất, đất nước và lúa theo truyền thuyết nguồn gốc vũ trụ Việt Nam - Truyền thống và đổi mới (Bà Sandra Scagliotti - Lãnh sự danh dự, Lãnh sự quán nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tại TP. Turin và Genoa); Các mô hình sản xuất lúa gạo ở đồng bằng Sông Cửu Long (TS. Lê Hữu Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tiền Giang); Công tác bảo vệ thực vật trên cây lúa (TS. Hồ Văn Chiến - Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam); Mô hình Công nghệ sinh thái - Dự án LEGATO tại tỉnh Tiền Giang (TS. Đoàn Thị Ngọc Thanh - Phó Trưởng khoa Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Tiền Giang); Đa dạng sinh học và công cụ đo chất lượng sinh thái của hệ sinh thái nông nghiệp (ông Enrico Rivella - Chuyên gia Phòng Tự nhiên và Môi trường, Sở Môi trường TP.Turin và bà Susanna Antoni - Chuyên gia Viện Nghiên cứu và Bảo vệ môi trường Italy tại Rome (ISPRA); Môi trường bền vững và việc thực hiện mạng lưới sinh thái trên đất trồng lúa ở Italy (bà Alice Cerutti - Phó Chủ tịch Hội Nông dân trẻ châu Âu); Áp dụng việc bảo tồn kỹ thuật trồng lúa và việc giảm tiêu thụ năng lượng và nước (ông Paolo Mosca - Nông dân điển hình, đối tác của dự án Life project Help Soil); Lịch sử và nhân dạng của sinh cảnh lúa nước (ông Paolo Debernardi - Chủ tịch Diễn đàn Phát triển bền vững và Sinh cảnh văn hóa sinh học Việt Nam - Italy)…
Đoàn công tác của các chuyên gia Italy còn tham quan thực tế mô hình công nghệ sinh thái thuộc Dự án LEGATO của Trường Đại học Tiền Giang phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu môi trường UFZ (Cộng hòa Liên bang Đức) tại TX. Cai Lậy, tham quan các mô hình sản xuất lúa và cây ăn quả tại huyện Chợ Gạo.