[Clip] Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Lương Hiệu Vui

Thứ năm - 23/04/2015 02:57
Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày sách Việt Nam lần thứ 2-2015, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang vừa tổ chức buổi tọa đàm về các tác phẩm của nhà văn lão thành cách mạng Lương Hiệu Vui vào sáng ngày 22/4.
[Clip] Tọa đàm về tác phẩm của nhà văn Lương Hiệu Vui

Tại buổi tọa đàm có 8 tham luận phân tích, đánh giá về giá trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của Lương Hiệu Vui của các nhà văn, nhà lý luận phê bình: Thu Trang, Lê Ái Siêm, Trần Đỗ Liêm, Võ Tấn Cường, Lê Hồng Lâm, Nguyễn Tri Nha, Nguyễn Thanh Xuân và Lê Quang Huy. Nhiều bạn viết và độc giả đến tham dự cũng đã nêu các ý kiến cảm nhận, giao lưu trao đổi với nhà văn.

Nhà văn Lương Hiệu Vui từng là giáo viên dạy Pháp văn tại trường THPT Vĩnh Kim (Châu Thành). Ông cầm bút viết văn khá muộn. Năm 1992, khi đã bước sang tuổi 60, giã từ nghề dạy học về hưu sống ở quê nhà, ông mới bắt đầu sáng tác.

Truyện ngắn đầu tiên Điếu thuốc lá (1992) được giới thiệu trên Văn nghệ Tiền Giang đã tạo được sự chú ý của độc giả. Liên tiếp sau đó những truyện ngắn khác như: Tình yêu và cái đồng hồ, Gặp gỡ, Chuyện trong phòng số năm, Chưa hết mùa xuân, Thằng khùng, Tâm sự một học sinh lớp một, Xóm cũ... lần lượt được đăng tải và nhanh chóng đưa tên tuổi Lương Hiệu Vui trở nên quen thuộc trên văn đàn.


Nhà văn Lương Hiệu Vui ký tặng sách

Năm 1994, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh xuất bản tập Xóm cũ gồm 8 truyện ngắn chọn lọc của tác giả Lương Hiệu Vui. Cũng trong năm này, tiểu thuyết Anh em khác mẹ của ông đã đoạt giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi sáng tác tiểu thuyết do Hội Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức. Với truyện ngắn Gặp gỡ, ông đã đoạt giải 3 cuộc thi truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức vào năm 1995. Năm 1997, ông vinh dự được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam và cũng là nhà văn đầu tiên ở Tiền Giang được kết nạp vào hội Trung ương. Đến nay, “gia tài” của ông hiện có khoảng trên 120 truyện ngắn và tiểu thuyết các loại.

Kinh nghiệm sống dày dạn và sự chiêm nghiệm sâu sắc của tác giả về số phận con người là nét độc đáo của phong cách văn chương của Lương Hiệu Vui. Tác phẩm của ông thường khắc họa bối cảnh chiến tranh và vẻ đẹp hào hùng của những người chiến sĩ cách mạng. Ngôn ngữ trong các truyện ngắn của Lương Hiệu Vui giàu hình ảnh và rất gần gũi với ngôn ngữ đời thường của người dân Nam bộ được thể hiện qua bút pháp điêu luyện và sự lao động nghệ thuật hết sức cần mẫn. Ông đã cống hiến cho bạn đọc nhiều tác phẩm có giá trị cao về nghệ thuật lẫn nội dung tư tưởng, góp phần làm phong phú cho văn học khu vực và cả nước.

Lê Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập402
  • Máy chủ tìm kiếm56
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay50,332
  • Tháng hiện tại1,690,081
  • Tổng lượt truy cập40,059,457
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây