Huyện Cai Lậy: Xây dựng sản phẩm OCOP gắn với nâng chất nông thôn mới

Thứ hai - 07/08/2023 06:03
Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, huyện Cai Lậy xây dựng sản phẩm OCOP trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, nâng tầm giá trị các loại nông sản chủ lực.
Khách tham quan điểm sản xuất và trưng bày lạp xưởng A Thạch, sản phẩm OCOP 3 sao.
Khách tham quan điểm sản xuất và trưng bày lạp xưởng A Thạch, sản phẩm OCOP 3 sao.
Năm 2022, sản phẩm sầu riêng trái cây tươi của hợp tác xã (HTX) Cẩm Sơn được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Đây là kết quả quá trình thay đổi tư duy, tập quán sản xuất của nông dân, hướng đến các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. HTX Cẩm Sơn hiện có 10,3ha sầu riêng sản xuất theo chuẩn VietGap và 778,9 ha sầu riêng đã được cấp mã số vùng trồng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Ông Phạm Văn Nuôi, Giám đốc HTX Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy cho biết: "Để có thành quả như hôm nay, HTX đã nhận được sự hỗ trợ từ các ngành, các cấp trong việc tập huấn kỹ thuật cho thành viên về quy trình trồng, chăm sóc theo chuẩn an toàn, xây dựng thương hiệu, đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử… Trong năm 2023, HTX sẽ mở rộng diện tích sầu riêng VietGap 25ha với 39 hộ tham gia, tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường quảng bá sản phẩm OCOP".

Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần thực hiện các tiêu chí về sản xuất và nâng cao thu nhập người dân của Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế của địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện. Sau thời gian triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở huyện Cai Lậy đã thu hút các chủ thể tham gia, phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh, tạo sản phẩm hàng hóa chất lượng. và chương trình này đang tiếp tục được lan tỏa điển hình như: Công ty TNHH Một thành viên Mai Tư Hoảnh (ấp 6, xã Phú An) đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP gạo thơm lài và gạo tài nguyên thơm. Thời gian qua, doanh nghiệp tập trung cải tiến quy trình và công nghệ sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng sản xuất hữu cơ, đảm bảo sản phẩm chất lượng, an toàn. Sản phẩm gạo thơm lài Mai Tư Hoảnh khi nấu cho cơm mềm dẻo, có mùi thơm nhẹ đặc trưng, gạo tài nguyên thơm cho cơm ráo, mềm, xốp, mang đến bữa ăn ngon cho các gia đình. Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, Công ty TNHH Một thành viên Mai Tư Hoảnh đã hoàn thiện hồ sơ, trình Hội đồng thẩm định huyện đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Ông Nguyễn Minh Tâm, Công ty TNHH Một thành viên Mai Tư Hoảnh cho biết: "Huyện Cai Lậy và tỉnh Tiền Giang là địa phương có nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào. Nhiều năm kinh doanh, công ty luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Tôi thấy việc xây dựng sản phẩm OCOP rất cần thiết, đặc biệt khi hiện nay, người tiêu dùng có yêu cầu cao về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Đây là cũng là cách để doanh nghiệp khẳng định thương hiệu và tăng tính cạnh tranh trên thị trường".

Chương trình mỗi xã một sản phẩm ở huyện Cai Lậy đã tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực, đưa các sản phẩm đặc trưng của địa phương đến với thị trường mới tiềm năng. Đến nay, huyện Cai Lậy có 11 sản phẩm OCOP của 7 chủ thể được xếp hạng, trong đó có 4 sản phẩm đạt 4 sao và 7 sản phẩm đạt 3 sao. Năm 2023, UBND các xã tiếp tục hỗ trợ HTX, doanh nghiệp xây dựng sản phẩm OCOP gắn với nâng chất Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Theo kế hoạch đến năm 2025, huyện Cai Lậy sẽ có ít nhất 20 sản phẩm OCOP được xếp hạng. Trong quá trình thực hiện, chương trình đã thay đổi tập quán sản xuất của nông dân, tạo sức bật mới để khẳng định thương hiệu, giá trị sản phẩmcủa các chủ thể trên thị trường. Huyện Cai Lậy sẽ tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các HTX, chủ thể phát triển sản phẩm chủ lực, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá và nâng tầm các sản phẩm đã được công nhận, tạo điều kiện để các chủ thể OCOP mở rộng thị trường tiêu thụ. Đồng thời, tổ chức các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng vùng nguyên liệu nông sản theo hướng sản xuất hữu cơ, khuyến khích các chủ thể chủ động xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng thu nhậpvà phát triển ổn định, bền vững.

Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập469
  • Máy chủ tìm kiếm52
  • Khách viếng thăm417
  • Hôm nay75,369
  • Tháng hiện tại1,715,118
  • Tổng lượt truy cập40,084,494
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây