Chiều ngày 4-7, Ủy ban nhân tỉnh Tiền Giang tổ chức hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Đồng chí Lê Văn Hưởng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016), chiều ngày 11 - 6, Đài Phát thanh và Truyền hình (PT-TH) Tiền Giang tổ chức buổi tọa đàm nghiệp vụ với chủ đề "Sáng tạo tác phẩm PT-TH về sản xuất nông nghiệp trong tác động của biến đổi khí hậu".
Trung tâm xúc tiến đầu tư - thương mại - du lịch Tiền Giang phối hợp với UBND huyện Châu Thành và Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh tổ chức “Phiên chợ hàng Việt” tại Khu công nghiệp Tân Hương, xã Tân Hương (Châu Thành, Tiền Giang) từ ngày 15 đến 17-12-2014.
Rừng phòng hộ ven biển Gò Công (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) có diện tích trên 700 ha đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là tấm lá chắn vững chắc trong việc bảo vệ đê điều, bảo vệ sản xuất và đời sống hàng chục ngàn hộ dân sống cặp theo tuyến bờ biển dài trên 20 km thuộc các xã: Tân Thành, Tân Điền, Vàm Láng, Kiểng Phước, Gia Thuận của huyện Gò Công Đông.
Sau 5 tháng triển khai thực hiện, mô hình: “Luân canh lúa - cá mùa lũ” tại ấp Bắc, xã Tân Phú đã hứa hẹn mang lại hiệu quả “kép”; đồng thời mở ra triển vọng mới giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất trên một đơn vị diện tích, giải quyết lao động nhàn rỗi và tăng thu nhập cho nông hộ.
Thực hiện phương châm “Giúp người nghèo thoát nghèo, giúp người khá lên giàu và giúp người giàu giàu thêm” là tâm huyết, động lực để Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi - Thủy sản Gò Công dồn hết tâm trí nghiên cứu và thành công trong việc phát triển đặc sản vật nuôi truyền thống của địa phương trở thành thương hiệu “gà ta Gò Công” nổi tiếng trên thị trường hiện nay. Đây chính là mô hình chăn nuôi mang tính liên kết sản xuất - tiêu thụ một cách chặt chẽ, bền vững, đem lại lợi ích thiết thực cho xã viên, người lao động.
Nhằm giúp các hộ nghèo giải quyết khó khăn về nhà ở, sớm ổn định sản xuất và đời sống, Ban vận động Vì người nghèo tỉnh Tiền Giang tích cực vận động, tuyên truyền gây Quỹ “Vì người nghèo”; khẩn trương rà soát, lập danh sách hộ nghèo cần giúp đỡ để trao tặng tiền quà, cất nhà Đại đoàn kết cùng những biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tích cực khác, tạo điều kiện để bà con vượt khó vươn lên.
Cư ngụ tại ấp Lợi Nhơn, Mỹ Lợi B, huyện Cái Bè - một trong những địa bàn sâu xa nhất tỉnh Tiền Giang, từ đây chỉ bước qua một cây cầu nhỏ bắc qua con kênh mùa này ngầu đục phù sa là đã đến địa phận huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, anh Nguyễn Văn Huyến được khắp nơi biết tiếng về những sáng tạo trên lĩnh vực chế tạo máy móc cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp mà sản phẩm độc đáo nhất là máy xới đất cải tiến rất đắc dụng đối với địa bàn vùng trũng Đồng Tháp Mười.
Vào một ngày cuối tháng 10-2013, khi nước lũ ngập trắng đồng các tỉnh đầu nguồn và đang ào ạt chảy về xuôi, hướng ra biển lớn, chúng tôi ngược về Đồng Tháp Mười - vùng rốn lũ năm xưa, để khám phá những cái mới trong sản xuất và đời sống, những nỗ lực “chung sống với lũ” của bà con nơi nổi tiếng “muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lềnh như bánh canh” cách đây chưa xa.
Trong vài năm trở lại đây, chủ trương sản xuất theo hướng “chung sống với lũ” bằng những mô hình mới, thích hợp của tỉnh Tiền Giang đã đi vào cuộc sống, được nông dân tích cực hưởng ứng, giúp cho nông hộ đổi đời và nông nghiệp - nông thôn vùng ngập lũ phía tây tỉnh Tiền Giang thay da đổi thịt.
Các Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công và Tổ hợp tác (THT) rau an toàn VietGAP Long Thuận (thị xã Gò Công) có tổng diện tích sản xuất trên 21 ha, với 78 hộ xã viên tham gia là những đơn vị kinh tế tập thể đi đầu trong lĩnh vực trồng rau theo ngưỡng an toàn và trồng rau theo tiêu chí VietGAP tại tỉnh Tiền Giang.