Tiền Giang: Đầu tư hơn 200 tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở

Thứ ba - 15/10/2024 23:32
Để xử lý tình trạng sạt lở trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã tham mưu, đề xuất kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh cho chủ trương xử lý các điểm sạt lở trên địa bàn tỉnh với kinh phí xử lý hơn 200 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2024, trên địa bàn các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo và thị xã Cai Lậy xảy ra 65 điểm sạt lở với tổng chiều dài ước tính là 6.894 mét, ước kinh phí 226,344 tỷ đồng. Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương xử lý 59 điểm sạt lở với tổng chiều dài ước tính là 6.410 mét, ước kinh phí 202,774 tỷ đồng.
Thi công bờ kè chống sạt lở trên địa bàn huyện Cái Bè
Thi công bờ kè chống sạt lở trên địa bàn huyện Cái Bè
Cụ thể, nguồn vốn dự phòng ngân sách hỗ trợ khoảng 40,120 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện xử lý khẩn cấp 05 công trình xử lý sạt lở với chiều dài 1.135 mét. Nguồn vốn đầu tư công hỗ trợ khoảng 78,944 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện xử lý khẩn cấp 18 điểm sạt lở với chiều dài 2.968 mét. Đối với 36 điểm sạt còn lại với chiều dài 2.307 mét, kinh phí khoảng 83,710 tỷ đồng, tùy theo mức độ khẩn cấp mà Ủy ban nhân dân các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành và thị xã Cai Lậy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên bố trí từ nguồn ngân sách cấp huyện để xử lý. Riêng xử lý sạt lở Bờ Tây sông Phú An, tại ấp 6, xã Phú An, huyện Cai Lậy với chiều dài 220 mét, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xin chủ trương để tiếp tục thực hiện.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh còn kiến nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí xử lý các điểm sạt lở lớn. Cụ thể, xử lý đoạn sạt lở cấp bách trên sông Cái Bè (Kênh 28), huyện Cái Bè, chiều dài 2.353 mét, tổng mức đầu tư 249,98 tỷ đồng (Trong đó, vốn Trung ương là 200 tỷ đồng, vốn địa phương đối ứng là 49,98 tỷ đồng). Hiện Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai thi công. Dự kiến hoàn thành cuối năm 2024.

Trước tình trạng sạt lở thường xuyên xảy ra và có chiều hướng gia tăng, đặc biệt trong mùa mưa bão, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang đã ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tỉnh sẽ triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt, căn cơ lâu dài để phòng, chống sạt lở. Cụ thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng phương án ứng phó cụ thể cho từng khu vực đang sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra trong thời gian tới. Chính quyền địa phương cần phải tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở. Đồng thời, tuyên truyền, giáo dục cho người dân nâng cao ý thức và trách nhiệm trong việc phòng ngừa sạt lở; trồng cỏ mái sông, kinh rạch để hạn chế sạt lở. Đặc biệt là kiểm soát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông tránh bị ảnh hưởng do sạt lở và làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

Hoàng An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập519
  • Máy chủ tìm kiếm57
  • Khách viếng thăm462
  • Hôm nay43,639
  • Tháng hiện tại1,590,412
  • Tổng lượt truy cập39,959,788
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây