Tỉnh ủy Tiền Giang: Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận 86-KL/TW ngày 10/7/2024 của Ban Bí thư

Thứ ba - 24/09/2024 21:41
Ngày 24/9/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 164-KH/TU triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư về phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trong giai đoạn mới. Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu nâng cao nhận thức, trách nhiệm các cấp, các ngành, các tổ chức, đơn vị và xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, nhất là tổ chức thực hiện đầy đủ, hiệu quả hơn nữa các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp và nội dung đã được nêu tại Chỉ thị số 24-CT/TW và Kết luận số 86-KL/TW phù hp với tình hình thực tiễn của địa phương, trong đó chú trọng đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW, Kết luận số 86-KL/TW và các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân. Đồng thời, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

Một là, đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư; phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật, phổ biến kiến thức về y học cổ truyền trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; biểu dương, nhân rộng các phong trào, mô hình hay, sáng kiến hiệu quả để phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo tồn, phát triển kho tàng y học dân tộc.

Hai là, tp trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị và toàn xã hội, chú trọng phát triển nền Y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam các cấp phù hợp với thực tiễn địa phương, đơn vị; đồng thời, xác định trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Kết luận số 86-KL/TW của Ban Bí thư.

Ba là, triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển nền Y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, tăng cường đầu tư, chú trọng đào tạo, phát triển Lương y, Lương dược; quan tâm bố trí đủ nhân lực, phát triển hệ thống khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, nhất là tại tuyến y tế cơ sở gắn với thực hiện Chỉ thị 25-CT/TW, ngày 25/10/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục củng cố, hoàn thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở trong tình hình mới; các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của Báo cáo 340-BC/TU và Thông báo 130-TB/TU ngày 17/4/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Nghiên cứu tăng tỷ lệ ngân sách, kinh phí bảo hiểm y tế chi cho việc sử dụng dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Bốn là, tăng cường công tác xã hội hóa, hợp tác quốc tế, thúc đẩy xúc tiến thương mại để xuất khẩu các sản phẩm y học cổ truyền, bao gồm nhân lực chất lượng cao, sử dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc. Quy hoạch, phát triển vùng nuôi, trồng dược liệu tập trung, trồng theo quy mô công nghiệp; đẩy mạnh bảo tồn cây thuốc, vị thuốc bản địa quý hiếm; chú trọng nuôi trồng sản xuất, phát triển dược liệu có giá trị kinh tế cao, dược liệu sạch, dược liệu hữu cơ, dược liệu an toàn, dược liệu quý; bảo đảm đủ nguyên liệu làm thuốc, tiến tới xuất khẩu dược liệu; phát triển các loại hình dịch vụ du lịch gắn với y học cổ truyền, chăm sóc sức khỏe và quảng bá các sản phẩm y học cổ truyền góp phần phát triển kinh tế - xã hội; quản lý, kiểm soát chất lượng, đấu tranh phòng, chống sản xuất, kinh doanh thuốc cổ truyền, dược liệu giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Năm là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số trong lĩnh vực y học cổ truyền. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về nguồn gốc xuất xứ của dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu; dịch vụ khám, chữa bệnh y học cổ truyền, hệ thống truy xuất nguồn gốc liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia; xây dựng, phát triển ngành công nghiệp dược liệu gắn với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu dược liệu.

Sáu là, phát huy vai trò chủ động, tích cực, nòng cốt của Hội Đông y tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền, vận động, cung cấp thông tin về y học cổ truyền Việt Nam và Hội Đông y Việt Nam trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn mới. Lãnh đạo, chỉ đạo Hội Đông y tỉnh phối hợp với ngành y tế có hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về y học cổ truyền Việt Nam, những bài thuốc hay, phương pháp chữa trị hiệu quả để Nhân dân biết, sử dụng; tiếp tục kế thừa, bảo tồn và phát triển đồng bộ y học cổ truyền, dược liệu, vị thuốc, bài thuốc của dân tộc; hỗ trợ hội viên đăng ký sở hữu trí tuệ, sưu tầm, kế thừa các vị thuốc, bài thuốc, phương pháp chữa bệnh hay, tránh mai một, thất truyền các vị thuốc, bài thuốc, phương pháp chữa bệnh hay của dòng họ, địa phương, của dân tộc; phối hợp với các cơ quan truyền thông giới thiệu, quảng bá, nhân rộng các mô hình hay, cách làm tốt, gương điển hình trong lĩnh vực y học cổ truyền.

Động viên lương y cao tuổi có chuyên môn giỏi truyền thụ kinh nghiệm cho lớp thầy thuốc trẻ. Vận động mọi người có bài thuốc gia truyền, bài thuốc hay cống hiến cho Hội Đông y hoặc truyền thụ cho con cháu nhằm mục đích bảo tồn và phát huy, phát triển nền Đông y trên địa bàn tỉnh. Quan tâm hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn; thường xuyên đưa đội ngũ lương y, lương dược tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, động viên đội ngũ thầy thuốc tự trau dồi, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị.

Hội Đông y các cấp không ngừng củng cố tổ chức, kiện toàn bộ máy và mạng lưới hoạt động đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở. Củng cố và phát triển phòng chẩn trị y học cổ truyền hoạt động tại trạm y tế, xây dựng một nền y học hoàn chỉnh có cả Tây y, Đông y ở tuyến cơ sở. Xây dựng đội ngũ thầy thuốc giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có đạo đức, tham gia tích cực vào công tác hội, góp phần cùng ngành y tế chăm sóc sức khỏe Nhân dân bằng y học cổ truyền, đưa tỷ lệ khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền so với y học hiện đại ngày càng nâng cao.

Hà Thoa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập229
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm199
  • Hôm nay46,367
  • Tháng hiện tại1,182,923
  • Tổng lượt truy cập36,817,874
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây