Nhân ngày sức khỏe thế giới năm nay quyết tâm phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Thứ ba - 31/03/2020 23:24
Tổ chức Y tế thới giới (WHO) chọn ngày 7 tháng 4 hàng năm là Ngày Sức khoẻ thế giới  (World Health Day, viết tắt WHD) hay còn gọi là Ngày Y tế thế giới, bắt đầu thực hiện từ năm 1950, với ý nghĩa vận động và thu hút mọi người quan tâm đến sức khỏe toàn cầu.

Ban Chỉ đạo của tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Ban Chỉ đạo của tỉnh triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Những chủ đề của Ngày Sức khoẻ thế giới từ năm 2010 đến nay như sau:
Năm 2010: Đô thị hóa và sức khỏe: làm thành phố mạnh khỏe hơn.
Năm 2011: Kháng khuẩn: không hành động hôm nay, không thuốc trị ngày mai.
Năm 2012: Sức khỏe tốt kéo dài tuổi thọ.
Năm 2013: Nhịp tim khỏe mạnh, huyết áp khỏe mạnh.
Năm 2014: bệnh Vector-borne (Vật trung gian truyền bệnh): vết cắn nhỏ, mối đe dọa lớn.
Năm 2015: An toàn thực phẩm.
Năm 2016: Ngăn chặn sự gia tăng: đánh bại bệnh tiểu đường.
Năm 2017: Hãy cùng trò chuyện để phòng, chống trầm cảm.
Năm 2018: Bảo hiểm y tế toàn dân.
Năm 2019: Môi trường lành mạnh cho trẻ em.

Chủ đề chính của Ngày Sức khỏe thế giới năm 2020 là Chăm sóc sức khỏe toàn dân (Universal Healthcare), triển khai chiến lược xây dựng khung hành động để chăm sóc sức khỏe tiếp cận tới tất cả các khu vực trên thế giới; qua đó, sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của điều dưỡng và các nữ hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe trên toàn thế giới, kêu gọi tăng cường nhân lực lĩnh vực này. Hiện nay, vẫn còn hàng triệu người trên thế giới đang không được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế, do phải lựa chọn giữa chăm sóc y tế và những chi tiêu hàng ngày như ăn mặc hay nhà cửa. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe toàn dân nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sức khỏe cho mọi người, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đây cũng là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động xã hội.
 
Tuy nhiên, năm nay cả thế giới đang phải đương đầu với một loại dịch bệnh vô cùng nguy hiểm, với tốc độ lây lan khủng khiếp; đó là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus là Corona gây ra (gọi là Covid-19). Tính đến ngày 30/3/2020, chỉ trong vòng hơn 3 tháng (từ cuối tháng 12/2019 đến nay), cả thế giới có 721.330 trường hợp nhiễm bệnh với 33.956 trường hợp tử vong tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, số trường hợp mắc bệnh là 194, chưa có tử vong. Ngày 08/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới phải công bố đại dịch trên toàn cầu. Tại Tiền Giang, đến thời điểm hiện nay chưa có ca nhiễm bệnh được ghi nhận.

Trong quá khứ, chúng ta đã trãi qua những trận đại dịch rất đáng sợ và đáng nhớ như sau:
1. Bệnh dịch hạch (541 - 750 sau Công nguyên) đã giết chết khoảng 50 triệu người khắp vùng Trung Á, Trung Đông, Bắc Phi chiếm một nửa dân số thế giới khi ấy.
2. Cái chết đen (1347 - 1351) dịch bệnh lan rộng khắp châu Âu, giết chết khoảng 25 triệu người.
3. Bệnh đậu mùa (thế kỷ 15 - 17) đã cướp đi sinh mạng của khoảng 20 triệu người, gần 90% dân số ở châu Mỹ khi đó. 
4. Dịch tả (1817-1823) bắt đầu ở Ấn Độ rồi lan nhanh khắp các châu lục, với 7 trận dịch, lây nhiễm  cho 1,3-4 triệu người và tử vong từ 21.000-143.000 mỗi năm.
5. Cúm Tây Ban Nha (1918 - 1919) bệnh lây lan qua các nước Pháp, Anh, Ý gây bệnh cho khoảng 500 triệu, hơn 50 triệu người đã tử vong.
 Ngoài Cúm Tây Ban Nha, các dịch cúm khác cũng được ghi nhận như: Cúm Trung Quốc (1957-1958) do Virus Cúm A H2N2 làm khoảng 2 triệu người chết trên toàn cầu. Cúm Hồng Kông (1968-1969) do Virus Cúm A H3N2 đã giết chết khoảng 1 triệu người trên toàn cầu. Cúm A H1N1 (2009), khoảng 700 triệu đến 1,4 tỷ người mắc bệnh, với khoảng 150.000-575.000 trường hợp tử vong.
6. SARS hay Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do Virus Corona gây ra (2002-2003), bắt đầu từ Hồng Kông lan sang 37 quốc gia với 8.422 trường hợp mắc và 916 trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Hưởng ứng Ngày Sức khỏe thế giới năm 2020 với chủ đề là Chăm sóc sức khỏe toàn dân, rõ ràng trách nhiệm của chúng ta vô cùng nặng nề, bởi lẽ, chúng ta vừa phải đương đầu với các điều kiện khắc nghiệt của thiên nhiên như hạn, mặn, mưa đá, lốc xoáy... vừa phải căng mình phòng chống các loại dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay, chân, miệng, lao, HIV/AIDS và nhất là Covid-19. 

Đối với Covid-19, hiện nay, thế giới chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vaccine phòng ngừa (các nhà khoa học đang nghiên cứu). Vì vậy, việc phòng, chống là cực kỳ quan trọng. Trong giai đoạn mới hiện nay, bên cạnh việc chăm sóc, điều trị cho các trường hợp đã nhiễm bệnh, thì chúng ta phải kiểm soát thật chặt chẽ nguồn lây không để có hoặc hạn chế đến mức thấp nhất trường hợp nhiễm mới, từng bước kiểm soát tiến tới thanh toán hoàn toàn dịch bệnh. Với phương châm: “Chủ động ngăn chặn - Phát hiện sớm - Cách ly kịp thời - Khoanh vùng gọn - Dập dịch triệt để - Điều trị khỏi bệnh” cả hệ thống chính trị và tất cả mọi người dân cùng nêu cao ý thức trách nhiệm, đồng lòng, chung sức, chủ động mọi giải pháp và huy động mọi nguồn lực cho việc phòng chống dịch Covid-19 thì chắc chắn chúng ta sẽ chiến thắng trong cuộc chiến đấu với giặc Covid-19.

BS CKII Trần Thanh Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập261
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm246
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,174,100
  • Tổng lượt truy cập34,759,745
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây