“Nói đúng và làm đúng”, “nói được và làm được”

Thứ ba - 08/10/2013 20:47

Đ/c Cao Công Thức

Đ/c Cao Công Thức
Ngày 16-9-2013, Đảng bộ Đài Phát thanh và Truyền hình Tiền Giang tổ chức tọa đàm, giao lưu học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân”. Tại buổi tọa đàm, đại diện các chi bộ đã trình bày tham luận về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương; suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vai trò của người đảng viên, của nhà báo trong việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh… BBT xin giới thiệu bài phát biểu tham luận của đồng chí Cao Công thức - Biên tập viên của Đài.

Qua học tập tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tôi có một số cảm nghĩ của mình về vai trò của người đảng viên trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Theo tôi, người đảng viên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh chỉ cần tập trung vào 2 lĩnh vực “nói và làm”.

Về cái chung: là đảng viên thì phải nói đúng và làm đúng

Trong sinh hoạt Đảng, người đảng viên nhất thiết phải nói đúng và làm đúng theo nghị quyết, điều lệ của Đảng. Điều lệ Đảng qui định đảng viên phải thường xuyên thực hiện tự phê bình và phê bình, nhưng khi vào cuộc họp thì đảng viên không phát biểu ý kiến, đến khi ra bên ngoài thì phê bình người nọ, người kia như thế này, như thế khác; hoặc Đảng qui định phê bình phải trên cơ sở xây dựng để cùng nhau tiến bộ, nhưng đảng viên lại lợi dụng qui định này để công kích, hạ bệ lẫn nhau. Đây là vấn đề không thể chấp nhận được.

Trong sinh hoạt xã hội, đảng viên phải nói đúng và làm đúng theo chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cấp chính quyền. Pháp luật qui định khi tham gia giao thông phải đội nón bảo hiểm đảm bảo chất lượng để bảo vệ cho chính bản thân mình khi chẳng may xảy ra tai nạn, nhưng cũng có đảng viên vì ngại cồng kềnh, nặng nề nên chỉ đội những loại nón bảo hiểm thời trang, kém chất lượng để đối phó. Như vậy cũng không đúng.

Trong cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên phải nói đúng và làm đúng theo nội qui, qui chế của cơ quan, đơn vị đã qui định. Cơ quan qui định về trang phục của CB-VC trong giờ làm việc thì phải nghiêm túc, chỉnh tề, nhưng nhìn vào cơ quan thì người ăn mặc model theo kiểu đại gia, người thì xốc sếch, lôi thôi khiến người ngoài nhìn vào không biết ai là người của cơ quan, ai là người ngoài cơ quan; hoặc cơ quan qui định CB-VC phải xuống xe khi ra vào cổng cơ quan, nhưng có người vẫn thản nhiên chạy xe qua cổng, khi bảo vệ nhắc nhở thì phản ứng nóng nảy, thậm chí có thành kiến không tốt với bảo vệ, cũng có trường hợp xuống xe theo kiểu chiếu lệ “chạy xe tới sát cổng thì dừng lại bước xuống xê dịch được 1-2 bước thì leo trở lên xe chạy vào. Như vậy cũng không đúng.

Muốn nói đúng thì người đảng viên nhất thiết phải học tập, nghiên cứu để nắm bắt, hiểu biết đầy đủ những đường lối, chủ trương, nghị quyết, điều lệ của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước các cấp; nội qui, qui chế và những qui định của cơ quan, đơn vị. Từ chỗ hiểu biết, nắm bắt đầy đủ những kiến thức như vậy thì đảng viên mới có cơ sở để làm đúng.

Đối với đảng viên làm công tác báo chí như chúng ta thì không chỉ học tập, nghiên cứu để nắm bắt, hiểu biết đầy đủ những kiến thức cần thiết để nói đúng, làm đúng mà còn phải hiểu sâu, nắm chắc những kiến thức đó để vận dụng vào công tác chuyên môn, góp phần chuyển tải đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước các cấp đến với công chúng, góp phần định hướng để công chúng tin vào Đảng, nghe  theo Đảng và làm theo Đảng.

Về cái cụ thể: là đảng viên thì phải nói được và làm được

Trong công việc cụ thể, đảng viên phải thể hiện được tính tiên phong của mình: không được lánh nặng, tìm nhẹ, dễ làm, khó bỏ hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Phải công - tư phân minh, không để chuyện riêng tác động, ảnh hưởng đến việc công. Phải biết đặt lợi ích cá nhân nằm trong lợi ích chung của tập thể. Gặp khó khăn thì hợp sức tháo gỡ. Khi thành công thì cùng nhau chia sẻ. Đừng cho rằng, thành tích thì của cá nhân còn khuyết điểm thuộc về tập thể; nên biết chia sẻ thành tích cho quần chúng (chia sẻ chứ không phải là ban phát thành tích), khi có khen thưởng thì đảng viên nên ưu tiên cho quần chúng, lãnh đạo ưu tiên cho cấp dưới để động viên, khuyến khích họ tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa.

Muốn nói được và làm được thì bản thân đảng viên phải có kế hoạch, chương trình công tác cụ thể để phân phối thời gian tổ chức thực hiện công việc một cách hợp lý. Việc nào cần làm trước thì tập trung làm để không ảnh hưởng đến các công việc tiếp theo. Đặc biệt, những công việc đòi hỏi tính dây chuyền thì những người làm ở các khâu đầu tiên cần phải sắp xếp thời gian thực hiện đảm bảo tính chủ động tối đa trong xử lý công việc, đáp ứng yêu cầu thận trọng, tỉ mỉ, tránh được sai sót mà không ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện các khâu tiếp theo. Theo tôi, yêu cầu đặt ra là mọi người cần nên xác định tâm thế “làm hết việc chứ không hết giờ”. Có như vậy thì công việc mới được tiến hành một cách thuận lợi, trôi chảy, không bị động và kết quả đạt được sẽ rất khả quan. Đồng thời cũng sẽ tạo ra một môi trường làm việc nhịp nhàng, thoải mái, tránh được những áp lực tiêu cực phát sinh trong quá trình làm việc.

Để đảng viên nói đúng và làm đúng, nói được và làm được

Ngoài sự thể hiện ý thức, tinh thần trách nhiệm cao của bản thân đảng viên đối với từng vấn đề cụ thể diễn ra trong đời sống cũng như trong công việc hàng ngày thì cần phải có môi trường cộng đồng có sự đồng thuận cao trong cơ quan, đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung; không để những đảng viên nói đúng và làm đúng, nói được và làm được phải đơn độc theo kiểu “đến ngã tư, khi có tín hiệu đèn đỏ thì chỉ một người dừng lại, còn lại tất cả mọi người vẫn bình thản vượt qua!”.

Trong phạm vi cơ quan, muốn có môi trường đồng thuận cao thì đòi hỏi phải có sự tập trung thống nhất trong quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo. Bằng biện pháp, phương pháp và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý, các cấp lãnh đạo phải tạo ra sự thống nhất trong quản lý, điều hành giữa tất cả các  bộ phận trong cơ quan, đơn vị; không để có tình trạng nơi thì thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ; nơi thì xuề xòa, thậm chí buông lỏng. Chính sự bất nhất này sẽ tạo ra sự đố kỵ giữa các thành viên với nhau trong môi trường cộng đồng. Bởi lẽ, sự xuề xòa, buông lỏng thì thường được cho là thoải mái, dễ dãi cho nên rất dễ được lòng; còn sự nghiêm túc, chặt chẽ thì phải chịu tiếng là khó khăn, phiền phức, tất nhiên là không được nhiều người ưa thích. Trong môi trường có sự đố kỵ như vậy thì những đảng viên dù có tích cực mấy cũng không tránh khỏi e ngại thể hiện việc nói đúng và làm đúng, nói được và làm được.

Cao Công Thức

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập460
  • Máy chủ tìm kiếm48
  • Khách viếng thăm412
  • Hôm nay92,646
  • Tháng hiện tại1,639,419
  • Tổng lượt truy cập40,008,795
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây