Về bộ trường kỷ tại khu nhà làm việc của Tỉnh ủy Tiền Giang

Thứ sáu - 26/08/2016 04:02
Báo Thanh Niên ra ngày 8-8-2016 có đăng bài Di tích nhà Bạch Công Tử... trống không của tác giả Hoàng Phương, đề cập đến kiến trúc và một số vật dụng của ngôi nhà Bạch Công Tử đã bị chuyển đi nơi khác. Riêng bộ trường kỷ có ở khu nhà làm việc Tỉnh ủy Tiền Giang, theo lời kể của vài người thì có “nguồn gốc” từ nhà Bạch Công Tử. Chúng tôi thấy cần phải làm rõ nguồn gốc của bộ trường kỷ này.
Bộ trường kỷ được đóng sau năm 1975 tại khu nhà làm việc của Tỉnh ủy Tiền Giang
Bộ trường kỷ được đóng sau năm 1975 tại khu nhà làm việc của Tỉnh ủy Tiền Giang

Đối với người Nam bộ thì không ai lạ với cái tên Bạch Công Tử và Hắc Công Tử, là 2 nhân vật nổi tiếng ăn chơi của Nam kỳ vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Hắc Công Tử (1900 - 1974) sinh tại Bạc Liêu, có tên Trần Trinh Huy, dân gian gọi là Công tử Bạc Liêu, con của Hội đồng Trạch, được du học tại Pháp, dinh thự của Hắc Công Tử xây dựng năm 1919.

Còn Bạch Công Tử (1895 - 1950) sinh tại Mỹ Tho, có tên là Lê Công Phước, hay George Phước, dân gian gọi là Công tử Mỹ Tho, được du học tại Pháp, cha là Đốc phủ Sủng, nhà Bạch Công Tử xây dựng năm 1925 tại số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho.

Khác với Hắc Công Tử, George Phước khi du học tại Pháp có học về nghệ thuật sân khấu, nên khi về nước, đúng lúc Mỹ Tho đang rộ lên phong trào những người giàu lập gánh cải lương vừa kinh doanh vừa để lấy tiếng.

Năm 1926, Bạch Công Tử cùng với Nguyễn Ngọc Cương lập gánh Phước Cương (lấy tên của 2 người), nhưng chỉ 1 năm thì bị rã. George Phước lập gánh Huỳnh Kỳ, quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng, trong đó có nghệ sĩ tài danh Phùng Há, được Bạch Công Tử lấy làm vợ, nên Phùng Há vừa là bà bầu, vừa là đào chánh.

Gánh Huỳnh Kỳ được Bạch Công Tử đầu tư rất lớn, có cả rạp hát Huỳnh Kỳ vào loại lớn lúc bấy giờ (xây theo lối rạp hát Tây) bên cạnh nhà ở của mình và 3 ghe máy có nhiều căn phòng tiện nghi, trong đó 1 ghe có 2 tầng lầu như cung điện. Được một thời gian thì Bạch Công Tử sạt nghiệp, gánh Huỳnh Kỳ bị rã, ngôi nhà và rạp hát bán cho ông Lê Ngọc Chiếu - một người giàu ở huyện Chợ Gạo. Còn Bạch Công Tử lao vào chốn ăn chơi cho tới lúc chết.

Ngôi nhà ở của Bạch Công Tử đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Vào những năm 20, 30 của thế kỷ XX, phong trào xây dựng nhà ở theo kiến trúc phương Tây rất thịnh hành ở các đô thị lớn và đồ nội thất Pháp rất được các nhà giàu ưa chuộng (đèn dây, giường hộp, tủ quần áo, bàn ghế kiểu Louis dường như đều được trang bị ở những ngôi nhà Tây). Loại trường kỷ của Tàu không còn hợp cho phòng khách của những ngôi nhà có kiến trúc Tây, nhà Bạch Công Tử là trường hợp như vậy. Hơn nữa, ông là người Tây học, rất “sính” đồ Tây.

Loại trường kỷ có cẩn ốc xà cừ đến Nam bộ vào những năm 30, 40 của thế kỷ XX, giá rất cao, thích hợp ở những ngôi nhà truyền thống (nhà chữ Đinh) được xây dựng lớn. Lúc này Bạch Công Tử đang sạt nghiệp, nhà cửa và cả rạp hát cũng tính tới chuyện bán nên không thể sắm loại trường kỷ này.

Riêng đối với bộ trường kỷ 9 món, gồm 1 bàn hình ô van, 2 ghế dài, 4 ghế đơn và 2 đôn, gắn mặt đá cẩm thạch, phần gỗ được cẩn xà cừ (loại không tốt) cả mặt trước và mặt sau, đang đặt tại khu nhà làm việc của Tỉnh ủy Tiền Giang là bộ trường kỷ có niên đại rất trễ, sau năm 1975, là loại “hàng nhái” cổ. Nhiều nhân chứng và nhiều bằng chứng cho thấy bộ trường kỷ này được Tỉnh ủy mua sắm khoảng những năm 80 của thế kỷ XX. Cho đến nay, loại trường kỷ được đóng sau năm 1975 giá thị trường khá rẻ.

Chúng tôi cho rằng, gán một vật dụng không thích hợp cả về loại hình và niên đại vào một kiến trúc phương Tây cổ như nhà Bạch Công Tử là một việc không nên làm, bởi nó không thuyết phục, sẽ “phá vỡ di tích”, đó là chưa nói đến sự phản khoa học. 

 

Lê Ái Siêm

Nguồn tin: baoapbac.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập385
  • Máy chủ tìm kiếm61
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay47,925
  • Tháng hiện tại1,687,674
  • Tổng lượt truy cập40,057,050
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây