Khẩn cấp triển khai phòng chống hạn, mặn các huyện phía tây

Thứ hai - 14/03/2016 23:06
Hiện nay, trước tình hình diễn biến thiên tai hết sức phức tạp, cùng với đảm bảo nước tưới cứu lúa đông xuân và nước sinh hoạt phục vụ nhân dân các huyện ven biển Gò Công đang đối mặt với nhiều khó khăn, Tiền Giang đồng thời triển khai các giải pháp khẩn cấp ứng cứu, bảo vệ vườn cây ăn trái và lúa hè thu sớm tại các huyện phía tây nằm về thượng lưu sông Tiền: Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, Tân Phước.
Nhiều diện tích thanh Long ở huyện Tân Phước đang đối mặt với nguy cơ hạn, mặn.  Ảnh: baoapbac.vn
Nhiều diện tích thanh Long ở huyện Tân Phước đang đối mặt với nguy cơ hạn, mặn. Ảnh: baoapbac.vn
Theo khảo sát của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn địa phương, toàn vùng hiện có trên 77.000 ha vườn trồng cây ăn trái trong đó có trên 16.000 ha dứa (khóm) chuyên canh trong Đồng Tháp Mười, trên 43.000 ha đất trồng lúa trong đó diện tích gieo sạ vụ hè thu sớm trên 35.000 ha, chủ yếu đang ở giai đoạn mạ và một ít làm đòng, rất mẫn cảm đối với mặn. Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang cho biết, việc phòng chống hạn mặn cho khu vực này hết sức phức tạp, nếu không chủ động và kịp thời thì nguy cơ thiệt hại rất lớn, bởi thực tế nơi đây chưa có hệ thống đê bao và công trình phòng chống hạn mặn, thiên tai hoàn chỉnh như vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh.

Trước tình hình trên, Tiền Giang chủ trương thực hiện song song hai giải pháp công trình và phi công trình nhằm tăng hiệu quả đối phó thiên tai. Theo đó, Trung tâm Khuyến nông (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang kết hợp cùng các ngành, các địa phương và nhân dân tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện khó khăn hiện thời, khuyến cáo bà con sử dụng tiết kiệm nước tưới, giữ vệ sinh nguồn nước, triển khai nhanh các biện pháp đối phó thích hợp theo hướng dẫn khi diễn biến hạn mặn trong vùng diễn biến phức tạp và bất lợi đối với sản xuất.    

Mặt khác, Công ty TNHH Một thành viên khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang thường xuyên theo dõi, quan trắc độ mặn trên sông 4 lần trong ngày để kịp thời thông báo cho các địa phương và nhân dân trong vùng ứng phó một cách thích hợp, đặc biệt là lấy nước tưới tiêu đảm bảo không ảnh hưởng đến cây trồng nói chung. Đối với những vùng trọng điểm, có nguy cơ cao, triển khai ngay kế hoạch đắp đập ngăn mặn bảo vệ sản xuất kết hợp với tổ chức ra quân làm thủy lợi nội đồng, khai thông dòng chảy, dọn cỏ rác và lục bình để đưa nước tưới tiêu đến từng chân ruộng một cách chủ động. Ông Nguyễn Thiện Pháp cũng lưu ý các xã khu vực kênh Bắc Đông, Lộ Mới, Nguyễn Văn Tiếp, Chợ Bưng, Sáu Ầu - Xoài Hột thuộc hai huyện Châu Thành và Tân Phước có vùng chuyên canh lúa - màu, cây công nghiệp tập trung lớn cần khẩn cấp củng cố ngay bờ vùng, bờ bao kết hợp với thường xuyên quan trắc mặn từ sông Vàm Cỏ (Long An) đổ về, lấn sâu vào nội đồng gây hại.

Thực tế trong những ngày qua, diễn biến hạn mặn trên toàn địa bàn tỉnh Tiền Giang đang hết sức phức tạp và có chiều hướng diễn biến xấu. Cụ thể, mặn trên sông Tiền từ hướng vàm Cửa Tiểu, Cửa Đại tiếp tục lấn sâu vào đến tận thành phố Mỹ Tho cách cửa sông 45 km. Các cống trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công đã phải đóng ngăn mặn hoàn toàn. Không dừng lại ở đó, mặn từ sông Vàm Cỏ phía bắc tỉnh theo hệ thống sông rạch xâm nhập vào vùng trồng dứa (khóm) chuyên canh phục vụ tiêu dùng và chế biến xuất khẩu tại huyện Tân Phước nằm trong vùng Đồng Tháp Mười. Còn ở phía nam, mặn cũng đang từ hệ sông Cổ Chiên, sông Hàm Luông sau khi xâm nhập gây hại ở phía Bến Tre tiếp tục lấn sâu vào thượng lưu, đe dọa gây hại cho vùng trồng sầu riêng chuyên canh rộng hàng chục ngàn ha, cùng diện tích lớn các loại cây ăn trái đặc sản khác của các huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và một phần huyện Châu Thành.

Theo bà Nguyễn Thị Nguyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, tại thủy vực xung quanh cù lao Ngũ Hiệp, xã Tam Bình tiếp giáp với địa giới tỉnh Bến Tre độ mặn đo được có lúc lên đến 1,5 gr/lít. Độ mặn này mang lại nguy cơ cao đối với những vườn sầu riêng bạt ngàn đang mang lại thu nhập hàng tỉ đồng/ha cho nông dân.

Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập865
  • Máy chủ tìm kiếm25
  • Khách viếng thăm840
  • Hôm nay47,173
  • Tháng hiện tại1,179,820
  • Tổng lượt truy cập34,765,465
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây