Tiểu thuyết của nhà văn Lương Hiệu Vui đoạt giải thưởng tôn vinh

Thứ tư - 23/08/2017 03:56
Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội vừa tổ chức Lễ tổng kết và trao giải thưởng “Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài thương binh liệt sĩ và người có công nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2017)”. Nhà văn Lương Hiệu Vui (Tiền Giang) với quyển tiểu thuyết "Khám Chí Hòa" vinh dự là một trong bốn trong 4 tác giả nhận giải thưởng tôn vinh cho tác phẩm xuất sắc viết về đề tài này.
Nhà văn Lương Hiệu Vui ký tặng tiểu thuyết “Khám Chí Hòa” cho các bạn văn
Nhà văn Lương Hiệu Vui ký tặng tiểu thuyết “Khám Chí Hòa” cho các bạn văn
Với hình thức xét chọn, tôn vinh các tác phẩm viết về người có công với cách mạng và đề tài thương binh, liệt sỹ đã xuất bản từ năm 1947 cho đến nay, Ban vận động đã nhận được trên 1.000 tác phẩm tham dự với đủ các thể loại gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, thơ, trường ca, biên khảo... Đây là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt Nam, tri ân những người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ (27.7-1947 / 27.7.2017). Ngoài 4 giải thưởng tôn vinh dành cho các tác phẩm xuất sắc nhất, Ban Tổ chức đã chọn trao 42 giải thưởng (22 văn xuôi và 18 thơ) cho các tác giả trên khắp cả nước.

Tiểu thuyết "Khám Chí Hòa" của nhà văn Lương Hiệu Vui được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp với Nhà xuất bản Văn nghệ xuất bản tháng 12-2009. Tiểu thuyết lấy bối cảnh khám Chí Hòa những năm 1960 nơi ông đã từng bị giam giữ với nhân vật chính là Văn một thầy giáo dạy tiếng Pháp đi làm công tác trí vận bị địch bắt giam. “Khám Chí Hòa” khắc họa khá chân thực và sinh động những cuộc đấu tranh của những cán bộ, chiến sĩ ở miền Nam bị địch giam cầm đã kiên cường đấu tranh giữ vững tinh thần, ý chí cách mạng để chống lại những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của nhà tù Mỹ - Diệm, cùng những kỷ niệm ăm ắp về tình đồng đội, đồng chí. Đây là tiểu thuyết mang dáng dấp của một tự truyện với nhiều chi tiết tương đồng giữa cuộc đời tác giả và nhân vật chính trong tác phẩm.

Trọng Nghĩa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập335
  • Máy chủ tìm kiếm54
  • Khách viếng thăm281
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,683,466
  • Tổng lượt truy cập40,052,842
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây