Tiền Giang tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Thứ tư - 25/10/2023 03:05
Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XIII) ban hành Nghị quyết 20-NQ/TW “về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới”, để thực hiện nghị quyết hiệu quả và đi vào đời sống xã hội, ngày 13/7/2022, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch 60-KH/TU về tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương; theo đó, ngày 21, 22/7/2022, Tỉnh ủy tổ chức kết nối Hội nghị trực tuyến toàn quốc nghiên cứu, học tập, quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương do Bộ Chính trị và Ban Bí thư tổ chức đến cấp tỉnh, huyện (tương đương) và các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, có 298 điểm cầu với 41.695 cán bộ, đảng viên dự học. Sau Hội nghị trực tuyến của Trung ương, chiều ngày 22/7/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị trực tuyến từ tỉnh đến cấp huyện (tương đương) và các xã, phường, thị trấn thông qua dự thảo Chương trình thực hiện Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh để thảo luận, góp ý. Sau đó, cấp ủy huyện (tương đương) và các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động còn lại học tập.
Khách tham quan điểm sản xuất và trưng bày lạp xưởng A Thạch, sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Trường Giang.
Khách tham quan điểm sản xuất và trưng bày lạp xưởng A Thạch, sản phẩm OCOP 3 sao. Ảnh: Trường Giang.
Việc triển khai, thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW trên địa bàn tỉnh đã có tác động tích cực đến phát triển cho khu vực kinh tế tập thể, mà nòng cốt là các hợp tác xã; hoạt động liên kết hợp tác đa dạng, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể điển hình; tạo điều kiện cho kinh tế hộ phát triển có hiệu quả trên các lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến; tạo việc làm và thu nhập thường xuyên cho người lao động; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình phúc lợi và tham gia thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội; việc liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã với các thành phần kinh tế khác bước đầu có sự phát triển; từ đó, nâng cao vai trò, vị trí của kinh tế tập thể, hợp tác xã.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Nhân dân nhận thức đúng, đủ về phát triển kinh tế tập thể là yêu cầu và xu thế tất yếu trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tỉnh đã xây dựng và phát sóng 24 chuyên mục, cung cấp 29 tin bài tuyên truyền, biểu dương các hợp tác xã khá giỏi; các mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động hiệu quả; trong đó, có 18 chuyên mục truyền hình “Hợp tác xã trên đường phát triển”, 16 kỳ báo “Chung tay xây dựng hợp tác xã”. Phát hành 04 số Bản tin “Hợp tác - Phát triển” với số lượng 650 bản/số gửi đến các đơn vị hợp tác xã trong tỉnh, lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ngành, đoàn thể và các Liên minh Hợp tác xã các tỉnh. Tổ chức 23 lớp tuyên truyền cho hội viên, đoàn viên của các tổ chức chính trị - xã hội; hội nghị tôn vinh, khen thưởng các hợp tác xã đạt danh hiệu “Doanh nghiệp Tiền Giang tiêu biểu năm 2023” có cách làm hay, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong nhiệm vụ đổi mới, phát triển kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Việc thực hiện hỗ trợ các hợp tác xã được thực hiện một cách cụ thể, hiệu quả thông qua các chính sách ưu đãi, có 80 hợp tác xã được địa phương cho thuê đất nhưng không thu tiền sử dụng đất với diện tích là 315,8 ha; 51 hợp tác xã thuê đất cá nhân với tổng số diện tích 03 ha và 17 hợp tác xã có quyền sử dụng đất với diện tích 290,7 ha để sản xuất, xây dựng trụ sở, nhà kho, nhà sơ chế bảo quản sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh, bãi khai thác thuỷ sản,...

Đồng thời,
hỗ trợ cho các hợp tác xã vay vốn tại Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, cụ thể: từ tháng 06/2022 đến nay, Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh đã thực hiện cho vay từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã đối với 03 hợp tác xã; nâng tổng số đang vay vốn tại Quỹ là 05 hợp tác xã, tổng số dư nợ cho vay gần 6,2 tỷ đồng. Ngoài ra, các ngành chức năng của tỉnh, UBND các cấp đã hỗ trợ tổ chức cho các hợp tác xã trong xây dựng nhãn hiệu sản phẩm đạt chứng nhận sản phẩm OCOP; làm cầu nối, giới thiệu cho các hợp tác xã liên kết với các doanh nghiệp trong cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, nhất là trái cây, rau màu, lúa gạo; tạo điều kiện cho các hợp tác xã tham gia các triển lãm, hội chợ, phiên chợ nghĩa tình ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận; tiếp tục quảng bá hình ảnh sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã trên các website, tổ chức liên kết, giới thiệu sản phẩm trên các nhóm zalo với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh.

Tỉnh đã tổ chức và tham gia các sự kiện, hội chợ thương mại, qua đó hỗ trợ các hợp tác xã có sản phẩm OCOP, hợp tác xã nông nghiệp tham gia trưng bày và giới thiệu sản phẩm; đã hỗ trợ 17 hợp tác xã với 27 sản phẩm được chứng nhận; quảng bá được hình ảnh của hàng nông sản Tiền Giang, giúp các hợp tác xã ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ, nâng cao thu nhập cho thành viên hợp tác xã. Cụ thể: tạo điều kiện
cho các hợp tác xã tham gia bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh (định kỳ tổ chức 2 năm/lần), các sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh đã được tiếp tục giới thiệu tham gia bình chọn cấp khu vực phía Nam và cấp quốc gia. Việc tham gia bình chọn các cấp đã khuyến khích, giúp các hợp tác xã tận dụng tối đa thế mạnh các ngành nghề truyền thống, nguồn nguyên liệu, lao động kết hợp với ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại để sản xuất các sản phẩm có sức cạnh tranh cao, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Một số sản phẩm của các hợp tác xã tham gia bình chọn các cấp và được công nhận tiêu biểu như: sản phẩm Trà mãng cầu Phụng Tiên của Hợp tác xã sản xuất thương mại nông nghiệp Bình Phan, sản phẩm Sầu riêng sấy thăng hoa của Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, sản phẩm Giỏ bàng của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Tân Hòa Thành (2022); sản phẩm Yaourt sữa dê trái cây sấy thăng hoa của Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi, rượu Nhung hươu mật ong tiến vua của Hợp tác xã Hươu sao Tây Nam Bộ (2023); sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực phía Nam: sản phẩm Sầu riêng sấy thăng hoa của Hợp tác xã nông nghiệp Đông Nghi (2022).


Có được những kết quả trên, bên cạnh sự chủ động, năng động và hoạt động hiệu quả của từng doanh nghiệp, hợp tác xã là sự chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm và triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện Nghị quyết  20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương của các cấp, các ngành, từ đó phát triển kinh tế tập thể của địa phương, thu hút ngày càng nhiều hộ gia đình, cá nhân và tổ chức tham gia kinh tế tập thể để nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của các thành viên, góp phần giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới góp phần phát triển kinh tế - xã hội; phát huy vai trò hướng dẫn, chia sẻ thông tin, vận động thực hiện các chính sách đối với kinh tế tập thể.

Minh An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập556
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm535
  • Hôm nay86,323
  • Tháng hiện tại1,218,970
  • Tổng lượt truy cập34,804,615
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây