Tiềm năng kinh tế biển ở huyện Tân Phú Đông

Thứ tư - 17/07/2013 22:24
Địa hình huyện Tân Phú Đông có khoảng 7 km tiếp giáp biển Đông, phần lớn thuộc địa bàn ấp Cồn Cống, xã Phú Tân. Nếu đi bằng ca nô xuất phát từ vàm Pháo Đài thì không đầy hai phút sẽ vào địa phận Cửa Tiểu rồi Cửa Đại, tiếp giáp biển Đông. Hệ thực vật ở đây rất phong phú, đa dạng gồm bần, đước, mắm, dừa nước cùng nhiều loài cây hoang dã khác, tạo thành những cánh rừng ngập mặn bạt ngàn giữa biển nước mênh mông, rất thuận tiện cho việc khai thác phát triển ngành du lịch sinh thái.
Thu hoạch nghêu trên cồn Vượt, xã Phú Tân
Thu hoạch nghêu trên cồn Vượt, xã Phú Tân
Cồn Cống là dãy đất cuối cùng của huyện Tân Phú Đông hướng ra biển, nằm giữa các cửa sông lại giáp biển, cho nên không chỉ có khả năng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái mà còn là nơi thích hợp cho việc nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, đặc biệt là thủy sản nước lợ gồm con giống và con non sinh sản di chuyển vào sâu trong bờ. Trữ lượng hàng năm ước tính về tôm, cua, cá các loại, sò, nghêu giống,... ước đạt hàng ngàn tấn.  

Kế đó là Cồn Ngang, cũng là khu đất bãi bồi, nhưng xuất hiện sau Cồn Cống, có chiều dài 5,5 km, ngang 2,5 km, tổng diện tích 1.617ha. Phần đất nổi của Cồn Ngang khoảng 150 ha đã khai thác và trồng các loại cây như phi lao, mắm… được UBND tỉnh phê duyệt xây dựng thành khu du lịch sinh thái Cồn Ngang trong thời gian tới với khu nghỉ dưỡng cao cấp cùng với các khu vui chơi giải trí mang đặc thù của biển, đảo.    

Trong khu vực này còn có Cồn Vượt (hay còn gọi là Cồn Nổi) là vùng đất bãi bồi còn rất hoang sơ, nằm giữa hai nhánh sông Cửa Tiểu và Cửa Đại xa về hướng biển Đông, cồn có chiều dài khoảng 10 km, ngang trên 3 km, nằm cách cù lao Lợi Quan huyện Tân Phú Đông khoảng 12 km. Cồn Vượt chỉ được nhìn thấy khi nước triều xuống thấp, còn khi thủy triều dâng cao thì Cồn Vượt bị nhấn chìm trong mực nước sâu đến 4 mét. Chính điều kiện này đã tạo thuận lợi cho nghề nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi nghêu. Từ thực tế các vụ nuôi thời gian qua cho thấy trọng lượng nghêu nuôi ở Cồn Vượt đạt 45 con/kg do môi trường thích hợp; bên cạnh đó, trên cồn Vượt còn có nhiều loại cá nước mặn, lợ như cá đối, cá đuối… Như vậy, trong khi Cồn Ngang, Cồn Cống đang được huyện Tân Phú Đông lập dự án phát triển du lịch sinh thái thì Cồn Vượt có nhiều tiềm năng khai thác nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản. Điều này cho thấy loại hình kinh tế biển của huyện Tân Phú Đông rất phong phú, đa dạng. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai Cồn Ngang và Cồn Cống là dãy đất sạt lở rộng 154 ha, rất thích hợp cho loài nhuyễn thể hai mảnh sinh sôi nảy nở.

Trên địa bàn huyện Tân Phú Đông hiện có 48 phương tiện khai thác, đánh bắt hải sản, hàng năm đem về một nguồn lợi đáng kể cho nền kinh tế địa phương. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Phú Tân nói chung và cư dân Cồn Cống nói riêng đã tranh thủ khai thác mọi tiềm năng sẳn có do thiên nhiên ban tặng. Hiện nay 100% hộ dân trong ấp đều sống bằng nghề nuôi trồng hoặc khai thác, đánh bắt thủy, hải sản. Những năm qua, nơi đây còn thành lập được Hợp tác xã thủy sản Phú Tân, chuyên nuôi trồng, khai thác những loài nhuyễn thể hai mảnh như nghêu, sò giống trên diện tích 1.000 ha. Chính nguồn lợi thiên nhiên ban tặng dồi dào, bà con khai thác thủy sản khá thường xuyên nên cuộc sống ngày càng ổn định. Nhìn chung, nhờ được sự quan tâm của các cấp các ngành, nên tiềm năng kinh tế biển tại khu vực này đã được khai thác tốt, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Như vậy, có thể khẳng định tiềm năng kinh tế biển ở huyện Tân Phú Đông luôn rất dồi dào. Vấn đề đặt ra hiện nay là qui mô và khả năng khai thác như thế nào để tiềm năng đó được phát huy cao nhất. Do huyện cù lao, mới thành lập, đời sống kinh tế chung của huyện còn chậm phát triển, nên ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tiềm năng kinh tế biển hiện nay. Dự án phát triển khu du lịch sinh thái Cồn Ngang và dự án xây dựng ấp Cồn Cống thành thị tứ hướng ra biển đến nay vẫn chưa được triển khai. Mặc dù cơ sở hạ tầng cầu đường giao thông đã được nâng lên một bước đáng kể, nhưng đến nay bộ mặt đời sống kinh tế của một thị tứ vẫn chưa được hình thành tại vùng đất này, mật độ dân cư còn thưa thớt. Điều kiện khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản của một bộ phận ngư dân trên địa bàn huyện còn khó khăn do thiếu vốn, dẫn đến qui mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất hàng hóa, hiệu quả kinh tế thấp.

Để tiềm năng kinh tế biển ở Tân Phú Đông được khai thác triệt để hơn, bên cạnh sự tự thân phấn đấu của cán bộ và nhân dân huyện nhà, thiết nghĩ rất cần sự quan tâm hỗ trợ của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh với tinh thần “Chung tay hành động vì biển đảo quê hương”- như chủ đề hưởng ứng tuần lễ Biển - Hải đảo Việt Nam năm 2013 vừa được phát động.

Hữu Dư

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập377
  • Máy chủ tìm kiếm50
  • Khách viếng thăm327
  • Hôm nay82,456
  • Tháng hiện tại1,922,948
  • Tổng lượt truy cập40,292,324
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây