Nông dân huyện Chợ Gạo gắn bó và kì vọng vào cây thanh long

Thứ tư - 26/10/2022 23:57
Cây thanh long là một trong những loại cây trồng có lợi thế, tiềm năng phát triển và là một trong 7 loại trái cây chủ lực của tỉnh Tiền Giang.

Ông Nguyễn Văn Ân chăm sóc thanh long.
Ông Nguyễn Văn Ân chăm sóc thanh long.
Cũng giống như nhiều loại nông sản, ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến giá thanh long sụt giảm trong thời gian dài, nông dân lo lắng nguồn thu nhập sụt giảm, một số hộ thực hiện chuyển đổi cây thanh long sang trồng cây dừa. Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện, toàn huyện hiện có 6.452 ha thanh long, giảm 965 ha so với năm 2021, do người dân chuyển sang cây trồng khác (chủ yếu cây dừa), diện tích thanh long cho trái 5.850 ha.

Hiện nay, Chợ Gạo đang bước vào mùa thu hoạch những đợt cuối cùng thanh long ra hoa tự nhiên trong năm, đồng thời xử lí thanh long ra hoa trái vụ. Giá thanh long hiện nay cũng đã ổn định hơn, theo một chủ vựa thanh long tại xã Quơn Long, ngày 25/10/2022, thương lái thu mua thanh long ruột trắng từ 8.000 đến 9.000 đồng 1 kg, thanh long ruột đỏ từ 08.000 đến 13.000 đồng 1 kg. Trong khi một số hộ phá bỏ cây thanh long trồng cây trồng khác, nhiều hộ vẫn chọn giải pháp tiếp tục chăm sóc duy trì diện tích hiện có và phá bỏ diện tích thanh long già cỗi vẫn trồng lại cây thanh long.

Bà Nguyễn Thị Bé Chín, nông dân ấp Quang Khương, xã Quơn Long cho biết thêm: “Bản thân bà canh tác thanh long đã trên 20 năm, dù giá cả có xuống thấp, bà vẫn duy trì diện tích vườn thanh long hiện có, bởi với bà cây thanh long đã gắn bó và mang đến cuộc sống âm no sung túc cho gia đình bà. Khi thanh long xuống thấp, bà giảm lượng phân bón, lấy công làm lời”.

Thực hiện đề án phát triển thanh long theo Nghị quyết 03 của Huyện ủy, với nguồn ngân sách các cấp, huyện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ vùng sản xuất thanh long  như: giao thông rộng mở, đầu tư đường điện trung thế 1 pha; đường điện 3 pha; hệ thống thủy lợi hiện nay đã hoàn thiện đáp ứng tốt nhu cầu về nước phục vụ cho cây thanh long và các cây trồng khác. Chợ Gạo cũng đã và đang thực hiện nhiều giải pháp xây dựng, phát triển vùng thanh long bền vững, theo hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các xã nằm trong vùng quy hoạch dự án thanh long  đã thành lập Ban chỉ đạo xác định vùng, diện tích phát triển trồng thanh long và diện tích, khu vực đăng ký thực hiện sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; GLOBAL.GAP.
 
Toàn huyện hiện có khoảng 80 cơ sở thu mua thanh long cơ bản tiêu thụ hết sản phẩm cho nông dân. Mặt khác, huyện đang kêu gọi những dự án đầu tư vào địa bàn, nhất là chế biến nông sản nhằm góp phần tiêu thị sản phẩm nông sản chủ lực của huyện. Thị trường xuất khẩu chính của thanh long Việt Nam là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. Bên cạnh đó, thanh long Việt Nam cũng đã được xuất khẩu sang nhiều nước khác như Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Liên minh châu Âu và Chile. Chính vì thị trường rộng mở, những nông dân có thâm niên vài chục năm gắn bó với cây trồng này lại tiếp tục tái đầu tư trồng lại. Ông Nguyễn Văn Ân và gia đình canh tác gần 10.000 m2 thanh long vẫn quyết định trồng lại hai giống thanh long ruột trắng và ruột đỏ bởi ông tin rằng cây thanh long sẽ không phục lòng người và thị trường tiêu thị sẽ khỡi sắc trở lại.

Ngọc Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập858
  • Máy chủ tìm kiếm20
  • Khách viếng thăm838
  • Hôm nay46,918
  • Tháng hiện tại1,179,565
  • Tổng lượt truy cập34,765,210
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây