Đoàn viên khởi nghiệp từ mô hình trồng na Thái

Thứ ba - 12/04/2022 23:58
Hưởng ứng phong trào thanh niên khởi nghiệp của Tỉnh Đoàn Tiền Giang phát động, anh Đoàn Chí Hữu, Bí chi chi Đoàn ấp Mỹ Chánh B, xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, mạnh dạn đưa giống cây mới vào sản xuất và bước đầu mang lại hiệu quả khả quan.

Đoàn viên, thanh niên tham quan mô hình vườn na Thái của anh Đoàn Chí Hữu.
Đoàn viên, thanh niên tham quan mô hình vườn na Thái của anh Đoàn Chí Hữu.
Anh Đoàn Chí Hữu cho biết: Vùng đất Mỹ Hội là khu vực được xem là vùng trũng, sâu của huyện đầu nguồn Cái Bè nên chủ yếu thích hợp để trồng lúa. Sau khi có ô đê bao, người dân ở đây đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây ăn trái như xoài, sầu riêng, mít… Tuy nhiên, trước tình hình giá cả trái cây truyền thống như mít, sầu riêng, xoài vào những năm gần đây thường xuyên bị rớt giá vì “cung vượt quá cầu” nên tôi quyết định tìm giống cây mới nhằm giải quyết vấn đề “được mùa rớt giá”.

Với suy nghĩ khởi nghiệp, quyết tâm cao và qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, năm 2019, anh Hữu đã mạnh dạn mua giống na Thái (còn gọi là na Hoàng hậu - có người gọi mãng cầu dai) về trồng trên 6.000 m2 đất vườn của gia đình. Trong quá trình chăm sóc, anh còn tìm hiểu phương pháp vun gốc, bón phân và phun thuốc trừ sâu bệnh từ một số mô hình trồng na Thái thành công của những người đã trồng trước đó. Qua 2 năm chăm sóc, vườn na Thái của anh Hữu phát triển tốt và bắt đầu cho lứa thu hoạch đầu tiên. Với sản lượng từ 1-1,2 tấn cùng giá bán 40.000-42.000 đồng/kg, bình quân mỗi trái có trọng lượng từ 0,4 đến hơn 1 kg, anh Hữu thu lợi nhuận khoảng 120 triệu đồng/năm với 2 vụ thu hoạch trong năm. Giá na Thái hiện nay trên thị trường hiện nay có giá cao gấp 2-3 lần trái na truyền thống (giống na trong nước), dao động từ 40.000/kg trở lên, thậm chí lên đến trên 100.000đ/kg (loại I) vào dịp lễ, tết.

Theo anh Hữu, cây na Thái dễ trồng, phát triển mạnh, phù hợp với đất thịt nhưng khi trồng cần phải vun gốc cao để tránh tình trạng bị đọng nước. Để giảm chi phí cũng như sản xuất trái cây theo quy trình hữu cơ nhằm hướng đến mục tiêu xuất khẩu, anh hạn chế sử dụng phân hóa học mà tăng cường mua các loại phân hữu cơ về trộn. Một trong những công đoạn quan trọng để có nhiều trái với hình dáng đẹp (tròn, không bị méo), khi cây ra hoa, người trồng phải thụ phấn nhân tạo và bọc trái để tránh sâu bệnh. Hiện nay vườn na Thái của anh Hữu đang chuẩn bị cho thu hoạch vụ thứ hai trong năm (sau vụ thứ nhất vào Tết Nguyên đán vừa qua), hứa hẹn một mùa bội thu.

Anh Võ Linh Phong, Bí thư xã Đoàn xã Mỹ Hội, huyện Cái Bè nhận xét: Với tinh thần ham học hỏi và nỗ lực khởi nghiệp, bạn Đoàn Chí Hữu đã thành công với mô hình trồng na Thái và được chọn là thí điểm để nhân rộng ra cho các đoàn viên khác trong xã. Mô hình này cũng như đã được Huyện Đoàn Cái Bè tổ chức cho Đoàn viên trong huyện tham quan để học tập. Trước mắt, bạn Hữu đã và đang kết hợp cùng một số đoàn viên khác của xã để nhân rộng diện tích trồng na Thái trên địa bàn xã, đồng thời liên kết với các siêu thị trong tỉnh để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm góp phần nâng cao hiệu quả chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn xã.

Hoàng An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập468
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm425
  • Hôm nay85,915
  • Tháng hiện tại1,725,664
  • Tổng lượt truy cập40,095,040
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây