Tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hành dân chủ trong Đảng

Thứ hai - 08/04/2013 22:05

Bác Hồ. Ảnh tư liệu

Bác Hồ. Ảnh tư liệu
Thực hành dân chủ là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng Đảng, góp phần làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh. Trong Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”.
Trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay, quán triệt tư tưởng của Người về thực hành dân chủ trong Đảng, trong sinh hoạt của Đảng bộ là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi dân chủ là quyền lợi cơ bản nhất của người đảng viên. Mọi đảng viên có quyền tự do thảo luận cách thi hành chính sách của Đảng, trên các báo chí và trong các cuộc Hội nghị của Đảng. Đảng viên có quyền tuyển cử và ứng cử vào các cơ quan lãnh đạo của Đảng, có quyền đưa ra đề nghị những lời kêu nài trước các cơ quan của Đảng, từ Chi bộ đến Trung ương, không ai được ngăn trở. Trong các cuộc Hội nghị của Đảng có quyền phê bình đảng viên và cán bộ, phê bình công tác của các cơ quan Đảng. Vì quyền phê bình ấy có thể nâng cao tính hăng hái và tinh thần phụ trách của đảng viên; quyền phê bình là một vũ khí chống quan liêu, mệnh lệnh; nó cải thiện sự quan hệ giữa cán bộ và đảng viên. Vì vậy, mọi người phải tôn trọng quyền phê bình của đảng viên.

Quyền dân chủ của người đảng viên rất lớn. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nêu vấn đề dân chủ đi đôi với tập trung. Người nêu rõ: “Tập trung có nghĩa là cơ quan lãnh đạo của Đảng có uy tín và quyền lực chân chính, những phương châm, chính sách, Nghị quyết của Đảng, mọi đảng viên đều phải chấp hành kỷ luật của Đảng, mọi đảng viên phải tuân theo quyền lực đó là tập trung, nhưng không phải là cá nhân độc đoán, chuyên quyền”. Tập trung đúng đắn phải được “Xây dựng trên nền tảng dân chủ”. Vì vậy cá nhân phải phục tùng tổ chức, số ít phục tùng số nhiều; cấp dưới phục tùng cấp trên; địa phương phải phục tùng Trung ương. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Dân chủ là nền tảng của tập trung, cần phải mở rộng dân chủ trong đảng; dân chủ dưới sự chỉ đạo của tập trung”.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: “Ở trong Đảng, mọi đảng viên có quyền nêu ý kiến, đặt đề nghị, tham gia giải quyết mọi vấn đề. Nhưng không được trái với sự lãnh đạo tập trung của Đảng, trái Nghị quyết và trái kỷ luật Đảng. Đảng viên không được lợi dụng dân chủ nói lung tung và dân chủ quán trớn. Dân chủ và tập trung là hai mặt của một vấn đề. Không nên tách rời tập trung khỏi dân chủ”. Người khẳng định: “Để làm cho Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ, thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức và kỷ luật trong Đảng”.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải thực hành nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong lề lối làm việc của Đảng. Tập thể lãnh đạo là dân chủ và phải thực hành tập thể lãnh đạo. Vì một người dù thông minh, tài giỏi mấy cũng chỉ trông thấy, xem xét được một mặt của một vấn đề, không thể xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề”. Vì vậy cần phải có nhiều người, nhiều kinh nghiệm, người thì thấy mặt này, người thì thấy mặt khác của vấn đề đó. Khi thấy rõ mọi mặt thì giải quyết vấn đề được chu đáo và khỏi sai lầm. Đồng thời, cần phải cá nhân phụ trách, việc gì đã được nhiều người bàn bạc kỹ rồi, kế hoạch đã rõ ràng thì cần phải giao cho một người hoặc một nhóm người phụ trách kế hoạch đó mà thi hành. Nếu không phân cá nhân phụ trách sẽ dẫn đến lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả là hỏng việc.
 
Cán bộ lãnh đạo phải phát huy quyền dân chủ của đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rỏ: “Cách lãnh đạo của ta không được dân chủ, cách công tác của ta không được tích cực. Nếu ai nói chúng ta không dân chủ, thì chúng ta khó chịu. Nhưng nếu chúng ta tự xét cho kỹ thì thật có như thế. Đối với cơ quan lãnh đạo, đối với người lãnh đạo, các đảng viên và cán bộ dù có ý kiến cũng không dám nói, dù muốn phê bình cũng sở, không dám phê bình” cho nên trong Đảng phải phát huy dân chủ làm cho cán bộ, đảng viên hăng hái đề ra nhiều sáng kiến. Đảng có phát huy dân chủ, mọi người biết phát huy quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm, thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân để đưa cách mạng tiến lên.

Muốn thực hành dân chủ phải chống quan liêu, mệnh lệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch rõ: “Ai cũng biết bệnh quan liêu, mệnh lệnh là nguy hiểm. Nhưng trong công tác thực tế, nhiều cán bộ ta còn mắc bệnh đó. Miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối quan chủ” cho nên Đảng ta phải lãnh đạo cuộc đấu tranh chống bệnh quan liêu, mệnh lệnh mói có thể thực thi được dân chủ. Người khẳng định: “Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là dân chủ”.
 
Trong sự nghiệp đối mới, Đảng ta xác định rõ thực hiện dân chủ là một yêu cầu nội tại trong sự nghiệp phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực hiện dân chủ trong Đảng cũng là một nguyện vọng chính đáng của cán bộ, đảng viên và là phản ánh xu thế phát triển của thời đại. Nội bộ Đảng không dân chủ thì mọi sáng kiến và trí tuệ trong Đảng không được phát huy, tổ chức Đảng không có sức mạnh. Hiện nay, mở rộng dân chủ trong Đảng còn là một tiền đề cơ bản để đối mới Đảng và thúc đẩy công cuộc dân chủ hóa toàn xã hội. Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng tiếp tục khẳng định: “Thật sự phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng, từ sinh hoạt Chi bộ, sinh hoạt cấp ủy ở cơ sở đến sinh hoạt Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương; đồng thời giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chống quan liêu, bè phái, cục bộ, địa phương, lối làm việc vô nguyên tắc, vi phạm kỷ luật, vi phạm dân chủ”. Đó là căn cứ cơ bản để có sự hiểu đúng và có sự thống nhất nhận thức về vấn đề dân chủ trong Đảng hiện nay.
                                                                                       

Trần Thanh Hải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập277
  • Máy chủ tìm kiếm72
  • Khách viếng thăm205
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,653,142
  • Tổng lượt truy cập40,022,518
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây