Những nội dung cơ bản của nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

Thứ hai - 29/07/2013 22:08
Văn hoá là một di sản cực kỳ quý báu của dân tộc được kế thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong thời đại ngày nay, văn hoá xuất hiện hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống như văn hoá tình cảm, văn hoá trong giao tiếp, văn hoá trong kinh doanh, văn hoá tranh luận, phê bình… Văn hoá là hành trang của dân tộc trên con đường hội nhập quốc tế.
Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện NQTW5 (khóa VIII) tỉnh Tiền Giang
Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện NQTW5 (khóa VIII) tỉnh Tiền Giang
Văn hoá Việt Nam là thành quả gắn liền với quá trình lao động sáng tạo, đấu tranh kiên cường và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thụ tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Bản sắc văn hoá Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuy nhiên, bản sắc văn hoá không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong từng giai đoạn kế tiếp nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng, Nhà nước ta đang tiến tới xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập thế giới. Chúng ta đang sống trong một thế giới hiện đại, biến chuyển nhanh chóng, đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá, sự hội nhập khu vực và thế giới với một tốc độ rất nhanh, từ đó nẩy sinh nhu cầu mở rộng giao lưu các nền văn hoá. Trong khi chú trọng giữ gìn, phát huy các truyền thống văn hoá tinh thần tốt đẹp, văn hoá Việt Nam từng bước mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thụ những tinh hoa thế giới và thời đại. Nền văn hoá của chúng ta sẽ đa dạng hơn, phong phú hơn, tiên tiến hơn nhờ hấp thụ được những yếu tố lành mạnh của thời đại. Chính vì thế, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) đã đề ra nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Sau đó các Đại hội IX, X, XI đều thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng trong nhìn nhận, đánh giá, chỉ đạo xây dựng và phát triển văn hoá gắn chặt với chiến lược xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất đa dạng, thấm nhuần sau sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển, là một trong những định hướng lớn trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Tiếp tục phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hoá thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo ra chất lượng mới của cuộc sống, xây dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

Đại hội Đảng lần thứ XI nêu: “Phát triển văn hoá, xã hội hài hoà với phát triển kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển là thể hiện rõ nhất tính ưu việt của chế độ ta. Tăng đầu tư của Nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển văn hoá, xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, kế thừa, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, vừa tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại để văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội”.

Trên tinh thần đó, nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay cần tập trung vào 4 nội dung sau:

Một là, củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hóa, con người Việt Nam, nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ.

Hai là, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Theo đó, tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hóa, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.

Ba là, chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.

Bốn là, đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hóa, văn học, nghệ thuật, đất nước, con người Việt Nam với thế giới. Xây dựng một số trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật, quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước, giới thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động từ nước ngoài vào nước ta; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng nhất là thế hệ trẻ.

Như vậy, đến Đại hội XI, các quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam theo mục tiêu tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc tiếp tục được khẳng định. Các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và nhất là ngành văn hóa cần coi trọng, tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhằm tiếp tục xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội ngày một tốt hơn. Trong đó, việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối và gắn bó hữu cơ với nhau. Cần nhận thức đầy đủ rằng, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh cũng chính là góp phần tạo ra môi trường chính trị - xã hội ổn định, an toàn và bền vững trên cơ sở đời sống kinh tế được đảm bảo.

Tóm lại, các giá trị văn hoá tốt đẹp của xã hội và con người Việt Nam là sản phẩm của lịch sử dựng nước và giữ nước suốt mấy nghìn năm của dân tộc và là bản chất của quá trình lịch sử ấy. Các thế hệ ông cha đã sản sinh ra những giá trị văn hoá dân tộc hết sức độc đáo và tinh tuý. Do đó chúng ta hôm nay và con cháu chúng ta mai sau phải tiếp tục kế thừa, phát huy và phát triển, làm cho văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú, đa dạng và hiện đại.

Nguyễn Văn Hải - Trường Chính trị Tiền Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 40 trong 11 đánh giá

Xếp hạng: 3.6 - 11 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập178
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm156
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,173,919
  • Tổng lượt truy cập34,759,564
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây