Hội nghị báo cáo viên Trung ương, tháng 4/2021

Thứ sáu - 09/04/2021 03:14
Ngày 9-4, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức hội nghị báo cáo viên Trung ương tháng 4 năm 2021, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy chủ trì hội nghị, tham dự hội nghị có các báo cáo viên Trung ương, báo cáo viên của các cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành từ Đà Nẵng trở vào.

Các đại biểu tham dự hội nghị.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Buổi sáng, hội nghị đã được nghe đồng chí PGS, Tiến sĩ Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký Hội đồng lý luận Trung ương báo cáo nội dung “Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam sau 75 năm giành độc lập, đặc biệt sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Theo đó, “Đất nước ta chưa bao giờ có cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Về kinh tế: kinh tế vĩ mô ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao; chất lượng được cải thiện, quy mô của nền kinh tế tăng lên. Từ khi tiến hành đổi mới, kinh tế Việt Nam phục hồi và phát triển; tăng trưởng bình quân 4,4%/năm. Giai đoạn 1991-2000, tăng trưởng bình quân 7,6%/năm; giai đoạn 2001-2010, tăng bình quân 7,26%; giai đoạn 2011-2020, tăng bình quân gần 6%. Qui mô nền kinh tế tăng lên từ 6,3 tỷ USD năm 1955, lên 343,6 tỷ USD năm 2020 (theo đánh giá lại quy mô nền kinh tế của Tổng Cục thống kê); thu nhập bình quân đầu người từ 182 USD năm 1990, lên 2.779 USD năm 2020 (theo đánh giá lại của Tổng Cục thống kê: 3.521 USD). Hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Việt Nam đã tham gia đàm phán ký kết 16 FTA, trong đó 13 FTA đã có hiệu lực. Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế, thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký kết gần 100 hiệp định thương mại song phương. Việt Nam đã dần dịch chuyển từ quốc gia tham gia hội nhập, thành quốc gia cùng định hình tiến trình hội nhập bằng việc chủ động trong đàm phán với các nước khác để hình thành các khu vực thương mại tự do. Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa đến 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh từ 5.156,4 triệu USD, lên 551,5 tỷ USD năm 2020. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đạt nhiều thành tựu: quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục ngày càng phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Khoa học và công nghệ tiếp tục có những bước tiến quan trọng, đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. An sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm tốt hơn: tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, từ 70% (năm 1990) xuống còn 3% (năm 2020). Lĩnh vực y tế đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân cả về vật chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống. Củng cố, tăng cường quốc phòng, đảm bảo an ninh quốc gia, giữ vững an toàn xã hội. 75 năm qua, nhất là trong 35 năm đổi mới, thành tựu quan trọng nhất là đã bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững an ninh quốc gia. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được coi trọng. Năng lực lãnh đạo, cầm quyền, sức chiến đấu của Đảng ngày càng được nâng lên. Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước ngày càng tốt hơn. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động.

Về vị thế của Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong các tổ chức quốc tế. Ngày 20/9/1977, Việt Nam được chính thức công nhận là thành viên thứ 149 của Liên Hợp quốc. Việt Nam đã tham gia sáng lập ASEM (1996), tham gia APEC (1998), gia nhập WTO (2006); hai lần đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (nhiệm kỳ 2003-2004 và nhiệm kỳ 2020-2021).
 
Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quan hệ đối tác chiến lược với 17 nước, quan hệ đối tác toàn diện với 13 nước, trong đó có tất cả năm nước Ủy viên Thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Vị thế của Đảng Cộng sản Việt Nam từng bước được nâng cao. Các đảng, các nước (kể cả các nước từng có quan hệ thù địch trước đây với Việt Nam) đều tôn trọng thể chế chính trị của Việt Nam. Các chuyến thăm nước ngoài của Tổng Bí thư Đảng ta đều được các nước, các đảng hết sức coi trọng, tiếp đón với tư cách là lãnh đạo cao nhất, người đứng đầu chính thể Việt Nam. Hiện Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển quan hệ ở nhiều mức độ khác nhau với 247 chính đảng ở 111 quốc gia, trong đó có 96 đảng cộng sản, 63 đảng cầm quyền, 28 đảng tham gia liên minh cầm quyền, tham chính. Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế: dư luận quốc tế đánh giá cao vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam trong suốt chiều dài xây dựng, bảo vệ, phát triển và nâng cao vị thế đất nước. Dư luận quốc tế ca ngợi Việt Nam đặt quyền lợi của người dân lên hàng đầu (BBC news: “Đảng Cộng sản Việt Nam đã hành động trách nhiệm và đặt người dân làm mối quan tâm hàng đầu”. Tờ The Diplomat: “Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống người dân lên hàng đầu”.

Buổi chiều các đại biểu đã được thông tin về công tác quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia; về chính sách đối ngoại của các nước lớn: tác động và chính sách đối ngoại của Việt Nam; Những điểm mới và công tác chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội  khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; nghe lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương định hướng công tác tuyên truyền trong tháng tới.

T.H

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm77
  • Khách viếng thăm253
  • Hôm nay43,881
  • Tháng hiện tại1,979,510
  • Tổng lượt truy cập40,348,886
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây