Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe

Thứ năm - 24/10/2013 04:46
Trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe như sau: “Sức khỏe là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay tật”. Như vậy, sức khỏe con người phụ thuộc vào ba yếu tố chính là thể chất, tinh thần và xã hội.
Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM phát biểu tại hội thảo năm 2012
Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM phát biểu tại hội thảo năm 2012
Từ trước đến nay, ngành Y tế, với chức năng bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân, đã cố gắng tác động chủ yếu vào yếu tố thể chất và một phần yếu tố tinh thần, chứ còn yếu tố xã hội, gần như do các ngành chức năng khác tác động, quyết định. Chính vì vậy, sức khỏe của người dân nói chung sẽ rất khó cải thiện nếu như không có sự phối hợp chặt chẽ cũng như sự phát triển đồng bộ giữa các ngành trong mối quan hệ đan xen, phức tạp của xã hội.

Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe (SDH: The Social determinants of Health) đã được biết từ khá lâu, nhưng ít được quan tâm phối hợp giải quyết. Gần đây, khi Tổ chức Y tế thế giới có định nghĩa về sức khỏe và sau đó một Ủy ban Quốc tế về các vấn đề xã hội được thành lập để nghiên cứu và đề xuất các chiến lược nhằm vận động thông qua chính sách giải quyết các vấn đề nhằm thúc đẩy lành mạnh hóa môi trường xã hội, trong đó có góp phần giải quyết việc nâng cao sức khỏe cộng đồng thì sự quan tâm được nâng lên nhiều hơn.

Các yếu tố xã hội nào đã ảnh hưởng tới sức khỏe? Đó là tất cả các yếu tố và hoàn cảnh không thuận lợi cho con người sinh sống và làm việc, như: chiến tranh, sự bất ổn về kinh tế - xã hội, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh sống ô nhiễm, khó tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế,  quá nhiều tệ nạn xã hội như mại dâm, ma túy, cờ bạc, thực phẩm chứa nhiều chất độc hại, dinh dưỡng không đúng cách, kỳ thị chủng tộc, giới tính, vị trí xã hội, quan hệ xã hội, công ăn việc làm, mức thu nhập, mức sống, kinh tế chậm phát triển… Những yếu tố này, một số cá nhân con người hoặc một vài ngành không giải quyết hết được mà đây phải là công việc của tất cả các ngành, của cả cộng đồng, quốc gia. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe liên quan không chỉ với ngành Y tế mà tác động hầu như đến tất cả mọi lĩnh vực trong xã hội. Vì vậy, cần thiết phải có sự chung tay tất cả các ban ngành, đoàn thể và của toàn xã hội cùng phối hợp để nâng cao hiệu quả nhằm giải quyết thật tốt sự ảnh hưởng các yếu tố xã hội này. Giải quyết vấn đề các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe là hình thành các chính sách kinh tế và xã hội để khắc phục các tác động tiêu cực của các yếu tố này đối với các lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó có yếu tố sức khỏe.

Chúng ta hãy điểm qua một vài ví dụ về các yếu tố xã hội đã ảnh hưởng tới sức khỏe.

-  Lo lắng, căng thẳng (stress) do các yếu tố xã hội tác động vào (như thất nghiệp, mất an ninh trật tự, nhiều tệ nạn xã hội phát sinh tại nơi cư trú…): là các yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các bệnh tâm thần, bệnh tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, loét dạ dày, tiểu đường, suy giảm sức đề kháng của cơ thể dễ nhiễm trùng, lão hóa sớm... Việc làm giảm stress không chỉ bằng thuốc men, mà phải giải quyết từ gốc rễ của vấn đề, là các yếu tố tác động từ xã hội.

- Lạm dụng rượu bia: dễ có nguy cơ gây ra các bệnh lý như viêm loét dạ dày - tá tràng, xơ gan, ung thư gan, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tâm thần…

- Nghiện thuốc lá: Khói thuốc lá ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ cho chính bản thân người hút mà còn nguy hiểm cho người khác, bởi lẽ khói thuốc chứa hơn 7.000 độc chất hóa học (trong đó có hơn 70 chất gây ra ung thư) có thể gây độc cho cơ thể  người hút và cả người hút thuốc thụ động, đặc biệt ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ em, người già và phụ nữ. Những chất độc trong khói thuốc đã được chứng minh là tác nhân gây ra những bệnh trên hầu hết các cơ quan của cơ thể như hệ hô hấp, tim mạch, nội tiết, sinh sản, cơ xương khớp, thần kinh…cụ thể là, hơn 90% số ca bệnh ung thư phổi, 30% trong tổng số ca bệnh ung thư, 75% số ca bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 25% số ca bệnh tim do thiếu máu cục bộ và 62% trong tổng số ca bệnh và trường hợp tử vong tại bệnh viện là do những chất độc trong khói thuốc đã gây ra.

- Thực phẩm không an toàn: thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của con người để tồn tại và phát triển. Dinh dưỡng đúng và đầy đủ là yếu tố căn bản cho một sức khỏe tốt. Thiếu hay thừa dinh dưỡng đều dẫn đến các bệnh tật như suy dinh dưỡng, hoặc thừa cân, béo phì, là các yếu tố nguy cơ đưa đến nhiều bệnh về tim mạch, tiểu đường, xương khớp, ung thư... Thực phẩm không an toàn sẽ gây ngộ độc cấp tính hoặc mãn tính, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người. Tuy nhiên, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là trách nhiệm không chỉ riêng ngành Y tế mà là của mọi ngành, mọi cấp, nói chung là của mọi người trong xã hội.

Hàng năm, Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới có tổ chức hội thảo thường niên về các yếu tố xã hội tác động đến sức khỏe để từng bước giới thiệu đến mọi người một quan điểm mới của Tổ chức Y tế Thế giới trong việc vận động xây dựng chính sách phối hợp, lồng ghép nguồn lực để giải quyết các vấn đề xã hội một cách toàn diện, đầy đủ hơn. Ngày 29 - 30/8/2013, được sự đồng ý của Tổ chức Y tế Thế giới, Sở Y tế Tiền Giang đã phối hợp với Viện Vệ sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh tổ chức thành công hội thảo thường niên về các yếu tố xã hội tác động đến sức khỏe năm 2013 cho các tỉnh thành phía Nam; qua đó đã giới thiệu, trao đổi và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu về nội dung này.

Trong cuộc sống hiện nay, cơ hội và những thách thức luôn đan xen với nhau. Vấn đề đặt ra là làm sao chúng ta có thể đối phó một cách hiệu quả với quá nhiều khó khăn nảy sinh trong cuộc sống để hoàn thành tốt nhất chức năng, nhiệm vụ được giao trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế. Để làm được như thế, chúng ta cần phải nhận thức được vấn đề và phối hợp cùng nhau, lồng ghép giải quyết các vấn đề mà một ngành không thể nào có khả năng giải quyết triệt để. Cũng như thế, các yếu tố xã hội tác động đến sức khỏe có thể theo hướng tích cực hay tiêu cực; điều mà chúng ta quan tâm là làm sao nhận diện được ảnh hưởng của nó để phối hợp nguồn lực hướng các yếu tố xã hội tác động tích cực đến sức khỏe con người và hạn chế những ảnh hưởng xấu của nó. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe tuy đã biết từ rất lâu, nhưng việc phối hợp giải quyết để hạn chế những tác động tiêu cực của nó thông qua các chính sách cụ thể còn khá mới mẻ đối với chúng ta. Cho nên, chúng ta cần tìm hiểu để có nhận thức đúng đắn, qua đó có thể trao đổi, học tập và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết một cách tốt nhất việc phối hợp và hình thành các chính sách hợp lý nhằm đối phó có hiệu quả sự tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe nhằm hướng tới mục tiêu thực hiện công bằng xã hội, trong đó có công bằng trong chăm sóc y tế cho mọi người, nâng cao sức khỏe cộng đồng.

BS CKII Trần Thanh Thảo

Tổng số điểm của bài viết là: 28 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập305
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm230
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,674,046
  • Tổng lượt truy cập40,043,422
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây