Chuyển đổi sản xuất làm giàu trên đất thuần nông

Chủ nhật - 22/10/2017 21:55

Ông Trần Văn Thêm

Ông Trần Văn Thêm
Hiện nay, tại Tiền Giang, chuyển đổi sản xuất theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phá thế độc canh cây lúa đang được nhiều nông dân những địa bàn thuần nông nhiệt tình hưởng ứng, áp dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp diện mạo nông nghiệp - nông dân - nông thôn thay đổi một cách tích cực. Mô hình trồng chuyên canh thanh long ruột đỏ trên đất lúa ba vụ trước đây đã mang lại những thành quả rực rỡ cho nông dân Trần Văn Thêm, cư ngụ tại ấp Trung Thạnh, xã Trung Hòa, huyện Chợ Gạo.

Tại Trung Hòa, ông Trần Văn Thêm có 1,2 ha đất canh tác. Sau ông cất nhà, làm chuồng trại chăn nuôi nên còn quỹ đất canh tác là 01 ha, được ông chuyển đổi lên liếp trồng thanh long ruột đỏ. Sở dĩ ông Thêm chọn cây thanh long ruột đỏ bởi dễ trồng, phù hợp với thổ nhưỡng, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung Hòa nằm trong địa bàn thuộc vùng dự án mở rộng diện tích thanh long Chợ Gạo, ngành nông nghiệp đang tăng cường tuyên truyền, chuyển giao kỹ thuật trồng và thâm canh thanh long ruột đỏ phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trung bình, mỗi ha đất canh tác trồng được khoảng 1.300 trụ. Mỗi trụ trồng được 4 gốc thanh long ruột đỏ. Thanh long ruột đỏ dễ trồng, chịu hạn và chỉ sau 01 năm tuổi đã cho trái. Ông Thêm sử dụng trụ xi măng, áp dụng đồng bộ giải pháp kỹ thuật thâm canh theo khoa học đã được hướng dẫn, kết hợp kinh nghiệm tích lũy được; trong quá trình canh tác, chú trọng phòng trừ dịch bệnh, cắt tỉa tạo cành, tạo tán đồng thời học tập kỹ thuật xử lý cho trái theo ý muốn bằng phương pháp xông đèn. Theo ông Trần Văn Thêm, trung bình xử lý thanh long cho trái 4 lần/năm, mỗi lần thu hoạch đạt năng suất bình quân 10 tấn/ha (40 tấn/ha/năm). Trong năm vừa qua, ông thu hoạch 40 tấn thanh long, bán với giá bình quân 30.000 đ/kg, thu 1,2 tỉ đồng, trừ chi phí còn lãi trên 600 triệu đồng.

Không chỉ chuyển đổi đất trồng lúa, nếp trước đây sang trồng thanh long ruột đỏ theo mô hình chuyên canh, ông Thêm còn dành khoảng 2.000 m2 cất chuồng trại chăn nuôi vịt đẻ, mở cơ sở ấp vịt giống cung ứng thị trường. Ông Thêm cho biết, ông duy trì đàn vịt đẻ 2.000 con trong chuồng. Do có cơ sở ấp trứng vịt tại nhà nên nguồn trứng đẻ ra ông dành để ấp nở, cung ứng vịt giống phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong vùng. Cơ sở ấp vịt của ông được trang bị 15 máy ấp trứng, năng lực cung ứng thị trường 30.000 con vịt giống/tháng, sản lượng 360.000 con vịt giống/năm. Vịt giống ông bán giá 20.000 đồng/con, trừ chi phí còn lãi ròng 3.000 đ/con, vị chi mỗi năm ông Thêm thu thêm hơn 01 tỉ đồng lãi từ nguồn lợi vịt giống.

Ông Nguyễn Ngọc Hậu, cán bộ phụ trách nông nghiệp xã Trung Hòa cho biết, mô hình kinh tế kết hợp vườn chuyên canh với mở mang ngành nghề nông thôn của ông Trần Văn Thêm rất có hiệu quả, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động tại chỗ, bảo đảm an sinh xã hội. Còn theo ông Trần Văn Thêm, mỗi năm ông thu lãi ròng gần 1,7 tỉ đồng từ mô hình trên, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, giúp ông dựng nên cơ nghiệp bền vững, mà qua đó còn giải quyết việc làm cho hàng chục lao động tại chỗ với thu nhập bình quân 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ông Nguyễn Bá Dương, Phó Bí thư Đảng ủy xã Trung Hòa đánh giá cao mô hình chuyển đổi sản xuất theo hướng phá thế độc canh cây lúa, xây dựng vùng chuyên canh cây trồng đặc sản có giá trị kinh tế cao hướng tới xuất khẩu. Theo ông Dương, Trung Hòa có khoảng 900 ha đất canh tác, theo gương ông Thêm, nông dân đã chuyển đổi trên 700 ha đất trồng nếp bè sang chuyên canh thanh long ruột đỏ, mỗi năm cung ứng thị trường gần 30.000 tấn trái.

Không chỉ sản xuất kinh doanh giỏi, nhạy bén trước những thời cơ, vận hội mới để tạo dựng cơ nghiệp bền vững, ông Trần Văn Thêm còn tích cực hưởng ứng đóng góp tiền của làm công tác xã hội, chăm sóc hộ nghèo, hộ gia đình chính sách neo đơn. Trung bình, mỗi năm ông góp từ 5 đến 6 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo và đối tượng chính sách khó khăn hoặc các công tác mang lại lợi ích cộng đồng khác.

Với những đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo nông thôn và công tác xã hội vừa qua, ông Trần Văn Thêm vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Đó là phần thưởng xứng đáng, động viên người nông dân năng động có thêm những nỗ lực xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa hướng tới xuất khẩu, tạo diện mạo nông nghiệp - nông dân - nông thôn mới mẽ, hiện đại ngay trên quê hương mình. 

Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập603
  • Máy chủ tìm kiếm22
  • Khách viếng thăm581
  • Hôm nay56,559
  • Tháng hiện tại1,189,206
  • Tổng lượt truy cập34,774,851
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây