Huyện Cái Bè: 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”

Thứ tư - 17/07/2024 03:41
Bám sát các quan điểm, mục tiêu Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã chủ động, tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương, cơ quan, đơn vị và đáp ứng với yêu cầu phát triển.
Đ/c Trần Văn Út, TUV, Bí thư Huyện ủy trao Giấy khen cho các tập thể tiêu biểu việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW.
Đ/c Trần Văn Út, TUV, Bí thư Huyện ủy trao Giấy khen cho các tập thể tiêu biểu việc thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW.
Trong 10 năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đạt được nhiều kết quả quan trọng, từng bước đi vào chiều sâu, thiết thực, được Nhân dân đồng tình cao. Huyện đã xây dựng, củng cố, nâng chất và duy trì 111 ấp, khu phố văn hóa đạt tỷ lệ 100%; xây dựng 16 xã văn hóa nông thôn mới, chuyển đổi 08 xã văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, nâng đến nay có 24/24 xã đạt chuẩn văn hóa; 01 thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh. Toàn huyện có 12 chợ văn hóa (so với năm 2014 tăng 08), 01 công viên văn hóa, 44 con đường văn hóa (so với năm 2014 tăng 35), 64 cơ sở thờ tự văn hóa (so với năm 2014 tăng 39).
 
Hằng năm, đều có 100% gia đình thực hiện tốt việc đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa; ấp văn hóa. Tỷ lệ hộ Gia đình văn hóa đạt trên 95%; có 111/111 ấp văn hóa được công nhận danh hiệu 5 năm liên tục, tất cả các ấp đều tham gia thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới của xã và đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 100%). Tổ chức họp mặt, giao lưu tuyên dương, khen thưởng gia đình văn hóa tiêu biểu nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6,... bằng nhiều hình thức như Hội thi Tiếng hát karaoke, Hội thi Nấu ăn “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”,... đã tạo điều kiện cho các gia đình chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển kinh tế hộ gia đình, chăm sóc người cao tuổi, nuôi dạy con tốt, xây dựng mô hình gia đình mới phù hợp với thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Phong trào Nhân dân tham gia rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại được tăng cường; đến nay, người tham gia tập luyện thể dục - thể thao là 118.822/297.054 người, đạt tỷ lệ 40%; gia đình tập luyện thể dục - thể thao 23.312/80.385 đạt tỷ lệ 29%; 100% số trường học trên địa bàn huyện đảm bảo việc thực hiện giáo dục thể chất; các câu lạc bộ thể dục thể thao như: bóng đá, cầu lông, thể dục dưỡng sinh, võ thuật,... được hình thành rộng khắp, tạo điều kiện cho mọi người tham gia luyện tập thể dục - thể thao, nâng cao thể lực, “khỏe để phụng sự Tổ quốc”.

Có 25/25 xã, thị trấn đều có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, sức chứa trên 200 chỗ và các công trình phụ trợ; đầu tư xây dựng mới các phòng chức năng (Phòng hành chính; phòng đọc sách; phòng thông tin - truyền thanh; phòng sinh hoạt các CLB; phòng tập thể thao đơn giản;…) có 70 Nhà văn hóa - Khu thể thao ấp, liên ấp, diện tích đất xây dựng trên 300m2/nhà văn hóa, đạt chuẩn theo quy định, quy mô xây dựng 100 chỗ ngồi, có sân khấu 30m2 được xây dựng khang trang, sạch đẹp, đạt chuẩn quy định (tăng trên 100% so với năm 2011. Hiện 111/111  ấp, khu phố của 25/25 xã - thị trấn đều có trụ sở làm việc, Nhà Văn hóa ấp, liên ấp; các ấp, khu phố đều có các điểm tập luyện thể dục - thể thao đảm bảo diện tích quy định và đáp ứng nhu cầu tập luyện của nhân dân ở khu dân cư; có 06/25 xã, thị trấn đã thực hiện bố trí, lắp đặt các dụng cụ thể dục - thể thao ngoài trời ở các điểm công cộng.

Huyện thực hiện tốt đề án tuyên truyền, giáo dục, đạo đức lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010-2020, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước về hôn nhân gia đình, bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình, ngăn chặn sự xâm nhập các tệ nạn xã hội vào gia đình. Kế thừa phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, đảm bảo xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh.

Ngoài ra, các cấp ủy đảng, chính quyền chú trọng đầu tư ngân sách và huy động xã hội hóa xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa góp phần nâng cao số lượng, chất lượng và hiệu quả các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao. Đến nay, toàn huyện xây dựng và duy trì hoạt động được: 01 CLB Đờn ca tài tử huyện, 25 CLB xã, thị trấn và trên 111 CLB ấp, khu phố; 01 Đội Thông tin tuyên truyền lưu động của huyện, thường xuyên tham gia sinh hoạt, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, phục vụ nhu cầu hưởng thụ đời sống văn hóa tinh thần phong phú và xây dựng các giá trị nhân văn trong đời sống xã hội.

Huyện tập trung phát huy giá trị các di tích lịch sử địa phương phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn và phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch, dịch vụ; chú trọng đẩy mạnh việc sưu tầm nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa, tín ngưỡng dân gian. Huyện Cái Bè được giao quản lý 38 di tích được xếp hạng: gồm 03 di tích lịch sử cấp quốc gia (Di tích lịch sử cách mạng địa điểm Chiến thắng Cổ Cò; Làng cổ Đông Hòa Hiệp; Đình Mỹ Lương (di tích kiến trúc nghệ thuật) và 35 di tích cấp tỉnh. Các di tích lịch sử - văn hóa cách mạng được chính quyền các cấp quan tâm, chi ngân sách để trùng tu bảo tồn.

Để phát huy những kết quả đã đạt được, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) trong thời gian tới, Đảng bộ huyện Cái Bè đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:

- Tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền trong thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW và Đề án của Chính phủ về xây dựng, phát triển văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gắn với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, chăm lo nhân tố con người trong giai đoạn mới là yêu cầu quan trọng để huyện nhà phát triển ổn định.

- Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về văn hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối của Đảng về văn hóa phù hợp với điều kiện và thực tiễn địa phương.

- Tiếp tục đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước; ưu tiên bảo tồn văn hóa truyền thống và phát huy giá trị bản sắc văn hóa địa phương, dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa, con người.

Yến Diệu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập871
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm836
  • Hôm nay47,852
  • Tháng hiện tại1,180,499
  • Tổng lượt truy cập34,766,144
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây