Gò Công Đông: 15 năm thực hiện NQ Trung ương 5 khóa VIII

Thứ tư - 24/04/2013 22:59
Nhận thức “phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt và phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội”, Huyện ủy Gò Công Đông đã ban hành các văn bản chỉ đạo như Chương trình hành động số 10-CTHĐ/HU ngày 10/10/1998, năm 2000 thành lập Ban vận động “Xây dựng nếp sống văn minh - gia đình văn hóa”, Quyết định số 05-QĐ/HU ngày 01/02/2001 về việc thành lập Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, Quyết định số 146-QĐ/HU ngày 27/8/2004 về việc thành lập Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thực hiện NQTW5 (khóa VIII) đã đạt được những kết quả nhất định.
Đ/c Đặng Văn Châu - Phó Bí thư Thường trực trao giấy khen cho cá nhân có thành tích trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Đ/c Đặng Văn Châu - Phó Bí thư Thường trực trao giấy khen cho cá nhân có thành tích trong việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”
Qua 15 thực hiện NQTW5 (khóa VIII) đã xuất hiện nhiều cá nhân tiên tiến về xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới như ông Trương Cao Thanh ở xã Bình Nghị hiến hơn 5.000 m2 đất, hàng trăm triệu đồng xây dựng trường học, đóng góp kinh phí xây dựng đường dale của ấp; đổ đá đường liên ấp, đóng góp kinh phí dẫn nước sạch cho bà con sử dụng, đóng góp kinh phí xây dựng trụ sở ấp văn hóa…Ông còn lập phòng đọc sách tư nhân với khoảng 4.000 đầu sách để phục vụ nhân dân trong ấp, đã được đại diện tỉnh dự hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở Hà Nội; Ông Nguyễn Minh Phùng ở thị trấn Tân Hòa đã phấn đấu vượt nghèo, nuôi con ăn học thành tài được công nhận gia đình hiếu học, gia đình văn hóa nhiều năm liền, được đại diện các gia đình văn hóa của huyện tham dự Liên hoan gia đình văn hóa xuất sắc tại Hà Nội. Ngoài ra còn có nhiều hộ gia đình tiêu biểu trên nhiều lĩnh vực khác như: Ông Nguyễn Văn Kính- xã Bình Nghị, ông Trịnh Văn Chót- xã Tăng Hòa, ông Nguyễn Văn Hón- xã Gia Thuận, ông Đặng Văn Thu- xã Phước Trung,… là những gia đình tiêu biểu trên các lĩnh vực xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng, nuôi dạy con thành đạt, kinh doanh sản xuất giỏi.

Việc xây dựng gia đình, khu phố, ấp, xã, cơ quan, trường học văn hóa, hàng năm có 100% hộ gia đình đăng ký hộ gia đình văn hóa, kết quả bình xét đều đạt trên 95%. Qua 15 năm xây dựng, toàn huyện có 101/101 ấp, khu phố văn hóa, chiếm tỉ lệ 100%. Từ xã văn hóa đầu tiên của huyện được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận và ra mắt ngày 27/12/2001 là xã Tân Đông, đến nay huyện đã xây dựng và công nhận được 5/13 xã, thị trấn đạt danh hiệu văn hóa, chiếm tỉ lệ 38,46%. Năm 1998 có 83/97 đơn vị đạt cơ quan, trường học văn hóa, đạt 90,72%; năm 2012 có 102/104 đơn vị đạt cơ quan, trường học văn hóa, đạt 98,07%.

Ngoài ra, cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hóa nơi công cộng mới triển khai được 04 năm nhưng được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và quần chúng nhân dân, nhất là được đưa vào chỉ tiêu thi đua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nên đã có tác động rất lớn đến việc triển khai tổ chức thực hiện. Đến nay, huyện đã công nhận 16 cơ sở thờ tự văn hóa, 27 con đường văn hóa, 02 chợ văn hóa và 01 công viên văn hóa.

Trong 15 năm qua, các xã, thị trấn của huyện đều có sự quan tâm đầu tư các thiết chế văn hóa - thể thao để phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Hiện nay, có 6/13 xã, thị trấn có sân bóng đá, 100% đơn vị có sân bóng chuyền và nhiều sân được tận dụng từ đất trống trong nhân dân để phục vụ hoạt động thể dục, thể thao của địa phương. Vận động nhân dân tham gia đóng góp hoặc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở như: sân bóng đá mini, câu lạc bộ hát với nhau … bước đầu hoạt động có hiệu quả. Các nhà văn hóa xã được xây dựng ở địa điểm thuận lợi, qui mô, kinh phí lớn nhằm phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

 Việc thực hiện Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27/7/2010 của Ban Bí thư (Khóa X) về chống sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội, Đội kiểm tra liên ngành huyện đã phối hợp với các ngành chức năng thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra, các hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ giải khát, bia rượu, kinh doanh internet... có hiện tượng không lành mạnh để kịp thời chấn chỉnh và kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm. Nhìn chung, những vụ việc vi phạm trên lĩnh vực văn hoá trong các năm qua có xu hướng giảm dần; đồng thời vận động nhân dân tự nguyện giao nộp hơn 1.000 băng đĩa các loại, góp phần ngăn chặn và hạn chế các loại văn hóa phẩm độc hại phát tán trên địa bàn, đã tịch thu và tiêu hủy hơn 2.000 đĩa không tem nhãn.

 Việc thực hiện NQTW5 (khóa VIII) gắn với thực hiện Chỉ thị 27-CT/TW ngày 12/01/1998 của Bộ Chính trị về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã có chuyển biến rõ rệt trong cán bộ và nhân dân. Việc cưới được tổ chức theo nghi thức truyền thống văn minh, tiết kiệm; việc đăng ký kết hôn theo quy định; Các đội nhạc lễ được quản lý theo hướng dẫn; các lễ hội truyền thống đều được tổ chức theo quy định, không có hiện tượng mê tín dị đoan.

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) trong thời gian tới, Huyện ủy Gò Công Đông đề ra một số giải pháp để tiếp tục tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong xã hội về yêu cầu xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, củng cố nâng chất ấp, khu phố văn hóa, gia đình văn hoá và các danh hiệu văn hóa công cộng theo hướng dẫn của tỉnh. Thực hiện tốt nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa hiện có tại địa phương để phục vụ cho nhu cầu phát triển văn hóa. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa, nâng cao ý thức tự giác của các thành viên trong gia đình tham gia loại bỏ các sản phẩm văn hoá độc hại, bảo vệ các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Gắn với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tiếp tục vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Trong đó, cán bộ, đảng viên phải đi đầu trong các phong trào ở địa phương, thực hiện tốt việc nêu gương để làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, góp phần hoàn thiện hệ thống giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc.

Dương Minh Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập273
  • Máy chủ tìm kiếm14
  • Khách viếng thăm259
  • Hôm nay95,755
  • Tháng hiện tại1,174,151
  • Tổng lượt truy cập34,759,796
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây