Xã Bình Ân (huyện Gò Công Đông): Hiệu quả từ phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”

Thứ ba - 23/01/2024 22:55
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và thoát nghèo bền vững” là một trong những phong trào thi đua được Hội Nông dân xã Bình Ân (huyện Gò Công Đông) triển khai và thực hiện có hiệu quả. Phong trào đã thực sự đi vào cuộc sống và tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ động viên tinh thần, nghị lực vượt khó của nộng dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông.
Mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tại xã Bình Ân, huyện Gò Công Đông.
Bình Ân là xã nông nghiệp có tổng số 2.848 hộ, trong đó tổng số hộ nông nghiệp có 1.868 hộ, tỷ lệ 65,59% so với tổng số hộ toàn xã; tổng số hội viên nông dân có 1.514, tỷ lệ 81,05% so với tổng số hộ nông nghiệp hiện đang sinh hoạt tại 05 chi hội của 05 ấp. Chuyên đề thi đua “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi” năm 2023 được triển khai, duy trì và phát triển cả về số lượng, quy mô, chất lượng và hiệu quả. Năm 2023, có 1.610 nông dân đăng ký “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”03 cấp. Qua bình xét,có 1.300 nông dân đạt danh hiệu “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi”; trong đó đạt danh hiệu cấp xã là 1.118 nông dân, cấp huyện là 80 nông dân, cấp tỉnh là 102 nông dân. Bên cạnh đó, số nông dân kinh doanh sản xuất kinh giỏi 03 cấp đăng ký theo ngành nghề trồng trọt là 302 nông dân; ngành nghề sản xuất kinh doanh tổng hợp là 692 nông dân, ngành nghề chăn nuôi là 241 nông dân, ngành nghề thương mại dịch vụ là 65 nông dân.

Hàng năm, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” đã được Hội Nông dân xã đặc biệt quan tâm và chỉ đạo thực hiện. Trong năm qua, Hội nông dân xã đã chú trọng đổi mới nội dung hoạt động, tăng cường tuyên truyền và nhân rộng các lĩnh vực sản xuất tập trung có hiệu quả kinh tế cao như: trồng lúa ứng dụng công nghệ cao với các loại giống OM 4900, RVT, Đài thơm 8, ST25, Nàng hoa 9; các loại rau màu như rau ăn lá, hành, ớt; cây thanh long, sơ ri; cùng với đó là các loại vật nuôi, gia xúc, gia cầm như: bò, dê, gà…

Đến nay, công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực; Hội Nông dân xã đã tích cực phối hợp với các ban, ngành và các đơn vị tổ chức 17 cuộc tuyên truyền với 610 hội viên, nông dân tham dự. Đã xây dựng được nguồn vốn “Quỹ hỗ trợ nông dân” giải ngân cho 52 nông dân vay với số tiền trên 250 tiệu đồng, đồng thời phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm hồ sơ cho 755 hộ nông dân vay vốn với dư nợ trên 60 tỷ đồng; hỗ trợ hội viên tiếp cận nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội với dư nợ trên 16 tỷ đồng với 405 lượt hộ vay. Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nông dân. Hàng năm, Hội đã vận động hội viên nông dân tham gia đăng ký nông dân sản xuất kinh doanh giỏi làm hội viên nòng cốt và là tuyên truyền viên trong các phong trào của Hội và đa số những hộ này đều làm tốt vai trò nồng cốt của mình, luôn đi đầu trong các phong trào của Hội đề ra, tham gia sinh hoạt cùng tổ hội, xây dựng nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả để nhân rộng trong dân từ đó giúp các buổi sinh hoạt ở các tổ hội thêm phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo hội viên tham gia hoạt động.

Phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” đã góp phần tích cực cho các phong trào hành động ở địa phương, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước sôi nổi. Nhờ đó, đã góp phần khơi dậy trong mỗi hội viên nông dân ý chí, dám nghĩ, dám làm, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng. Các hộ nông dân đã tích cực, chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Phong trào đã thu hút nhiều hội viên tham gia và đã mang lại những hiệu quả tích cực trong sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình. Qua đó, xuất hiện nhiều điển hình tiên tiến như hộ Ông Cao Tấn Đạt (Hội viên Chi hội Nông dân ấp Gò Me)với hình thức trồng lúa và rau màu, hộ ông Ngô Văn Liệt (Hội viên Chi hội Nông dân ấp Chợ Bến) với mô hình chăn nuôi dê với hình thức trang trại,...

Có thể nói, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” ở xã Bình Ân đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của người nông dân, có sức lan tỏa lớn và thu hút ngày càng nhiều hội viên tham gia. Phong trào đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, qua đó đưa chuyên đề thi đua phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, phát triển ngành nghề gắn với ứng dụng khoa học công nghệ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm; đồng thời tăng tỷ lệ hộ khá, hộ giàu và giảm hộ nghèo trên địa bàn xã.

Phạm Văn Phục

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm57
  • Khách viếng thăm186
  • Hôm nay67,398
  • Tháng hiện tại439,483
  • Tổng lượt truy cập38,808,859
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây