Chủ động các biện pháp ứng phó thiên tai từ nay đến cuối năm 2024

Thứ năm - 19/09/2024 04:40
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 11 cơn lốc xoáy trên địa bàn 8 huyện (Cái Bè, Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông và thị xã Cai Lậy). Hậu quả thiệt hại: làm 1 người bị thương; 165 căn nhà bị tốc mái, 14 căn (có 5 trại gà) bị sập; 264 cây ăn trái (cây sầu riêng, nhãn, xoài) bị ngã đổ; ước tổng thiệt hại khoảng 3,483 tỉ đồng. Tình hình thiệt hại đã được khắc phục xong, giúp các hộ dân cơ bản ổn định ổn định cuộc sống.

Đồng chí Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Phó Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai & tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang cho biết: Trước tình hình thời tiết từ nay đến cuối năm diễn biến phức tạp, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành công văn về việc chủ động ứng phó mưa lớn, lũ, bão, lốc xoáy, sạt lở, ngập úng cùng triều cường từ nay đến cuối năm 2024. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cùng Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh chủ động tổ chức thực hiện các nội dung theo chức năng, nhiệm vụ.

Trong đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố cần theo dõi, cập nhật chặt chẽ diễn biến thời tiết, bản tin cảnh báo diễn biến lũ và triều cường, của các cơ quan chuyên ngành khí tượng thủy văn, cơ quan khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang cung cấp định kỳ cho các địa phương để nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác của tổ chức, cộng đồng và người dân chủ động phòng tránh, ứng phó với các hiện tượng dông, lốc, sét, mưa lớn, triều cường, sạt lở có thể xảy ra nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh chủ động rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với từng loại hình thiên tai có thể xảy ra tại địa phương, nhất là phương án ứng phó với bão, lũ lụt, triều cường, sạt lở đất. Đồng thời, xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản bố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.

Các địa phương triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát lại hệ thống đê bao, bờ bao, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, các vị trí xung yếu, có nguy cơ xảy ra sự cố trong mùa lũ, triều cường. Song song đó là gia cố, nâng cấp đê bao, bờ bao xuống cấp, trũng thấp để bảo vệ diện tích vườn cây ăn trái, đặc biệt là diện tích cây ăn trái có giá trị kinh tế cao; có biện pháp đảm bảo tiêu úng kịp thời hiệu quả đối với các ô bao dứa; gia cố, bảo vệ ao nuôi thủy sản, thu hoạch hoa màu, cây trồng cạn đến thời kỳ thu hoạch; phòng chống ngập úng khu vực đô thị, vùng trũng thấp bảo đảm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố chỉ đạo đơn vị quản lý đô thị trên địa bàn thực hiện kiểm tra, rà soát, có các biện pháp chặt tỉa cành, nhánh của các cây cao, dễ gãy đổ, nhất là các cây xanh trong trường học, bệnh viện, công viên, dọc các tuyến đường giao thông, khu dân cư đông người nhằm đảm bảo an toàn; không để cây xanh ngã đổ do mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh gây thiệt hại về người, đặc biệt là tính mạng của người dân khi tham gia giao thông.

Hoàng An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập198
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay47,612
  • Tháng hiện tại1,184,168
  • Tổng lượt truy cập36,819,119
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây