Tăng cường công tác tổ chức và quản lý lễ hội dân gian

Thứ hai - 07/07/2014 03:58
Thời gian qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được thực hiện chặt chẽ, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản lịch sử - văn hóa, giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc và địa phương.
Quang cảnh lễ hội Nghinh Ông ở Vàm Láng. Ảnh: baoapbac.vn
Quang cảnh lễ hội Nghinh Ông ở Vàm Láng. Ảnh: baoapbac.vn
Tuy nhiên, từng nơi, từng lúc vẫn còn những biểu hiện chưa tốt trong việc tổ chức lễ hội, nhất là lễ hội dân gian như: cúng đình, cúng miễu, cúng thần hoàng, cúng cá ông,… Những hiện tượng mất an ninh trật tự, trộm cắp, móc túi, chen lấn, xô đẩy, ăn xin, hoạt động có tính chất mê tín, dị đoan vẫn còn diễn ra.

Trong thời gian tới, để kịp thời khắc phục hiện tượng trên và thực hiện nghiêm tinh thần Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Công điện số 162/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh thực trạng tiêu cực trong tổ chức lễ hội, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền giang vừa ban hành văn bản số 2736/UBND-VHXH ngày 19/6/2014 chỉ đạo các sở, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch, định hướng và phối hợp tổ chức lễ hội chu đáo, nghiêm túc, đảm bảo mục đích, yêu cầu sau:

Lễ hội phải thể hiện được tính giáo dục truyền thống về lịch sử, văn hóa của địa phương, dân tộc, nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

Các hoạt động lễ hội phải đảm bảo tính vui chơi, giải trí lành mạnh, bổ ích, an toàn, tiết kiệm. Không tổ chức các lễ hội kéo dài ngày gây lãng phí.

Phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho nhân dân; giữ gìn vệ sinh, cảnh quan môi trường tại các khu di tích và nơi tổ chức lễ hội.

Kiểm tra, giám sát các nội dung hoạt động lễ hội; kịp thời phát hiện, xử lý các hiện tượng mê tín, dị đoan, cờ bạc.

Tổ chức lễ hội phải kết hợp với việc tăng cường công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa của địa phương để phục vụ nhân dân.

Thiết nghĩ, đây là nội dung chỉ đạo hoàn toàn đúng đắn và phù hợp thực trạng đời sống xã hội hiện nay, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội, nhất là trong lúc toàn Đảng triển khai học tập Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Tất cả cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể các cấp và nhân dân đều phải có trách nhiệm tuyên truyền và tham gia thực hiện tốt việc tổ chức các lễ hội gắn với bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống địa phương, cùng nhau xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI).

Nguyễn Văn Đấu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập657
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm627
  • Hôm nay65,593
  • Tháng hiện tại1,198,240
  • Tổng lượt truy cập34,783,885
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây