Đề tài nông thôn mới đi vào văn học, nghệ thuật

Thứ ba - 19/05/2020 04:40
Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh vừa xuất bản tuyển tập “Tác phẩm văn học, nghệ thuật viết về đề tài: Tiền Giang xây dựng nông thôn mới”, do Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ ấn hành. Đây là kết quả của hai đợt phát động sáng tác về đề tài nông thôn mới với sự tham gia của các văn nghệ sĩ thuộc nhiều chuyên ngành văn học, nghệ thuật.

Đánh thức mảng đề tài nông thôn

Có một khoảng thời gian dài, mảng đề tài về nông nghiệp, nông dân, nông thôn bị “bỏ quên”. Sự thiếu vắng các tác phẩm mảng đề tài này khiến giới cầm bút và bạn đọc lo lắng. Người nông dân “một nắng hai sương” luôn là người đóng góp nhiều công sức cho xã hội, thế nhưng công lao được ghi nhận thì quá ít. Phải chăng, làng quê và những cánh đồng đã có quá nhiều người cày xới, thâm canh đã trở nên kém màu mỡ, không còn gây hứng thú cho các tác giả đương đại? Độc giả cũng không mặn mà với những vùng quê cùng những câu chuyện mang đậm những nét văn hóa truyền thống từ ngàn xưa?

Từ khi Nghị quyết 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời, nhất là khi cả nước nói chung và Tiền Giang nói riêng bắt tay vào việc xây dựng nông thôn mới với nhiều thành tựu và ý nghĩa đặc biệt thì mảng đề tài nông nghiệp, nông thôn và nông dân bắt đầu được khơi dậy và ngày càng được sự quan tâm của đội ngũ sáng tác tỉnh nhà.

Hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới, Hội Văn học -  Nghệ thuật phối hợp với Văn phòng điều phối chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh tổ chức các buổi nói chuyện, phổ biến về một số chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, giới thiệu nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, nội dung của chương trình, nguyên tắc, tiến trình xây dựng nông thôn mới, hệ thống tổ chức quản lý ở các cấp, nguồn vốn thực hiện chương trình, sự tham gia và vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới,... để văn nghệ sĩ có những hiểu biết cơ bản nhất về chương trình xây dựng nông thôn mới, phục vụ cho việc sáng tác.

Hội cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các hội viên nhằm nâng cao chất lượng sáng tác về đề tài nông thôn mới; tổ chức hai chuyến đi thực tế sáng tác tại các xã nông thôn mới tiêu biểu của tỉnh được sự hưởng ứng nhiệt tình của các văn nghệ sĩ. Kết quả, hàng trăm tác phẩm ở nhiều thể loại như: thơ, truyện ngắn, bút ký, tranh, ảnh nghệ thuật, các bài ca cổ, ca khúc... đã ra đời, góp phần phục vụ công tác tuyên truyền chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả.

Văn nghệ sĩ Tiền Giang đồng lòng hưởng ứng

Mục tiêu chính của chủ trương xây dựng nông thôn mới đó là việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân, trong đó có cả đời sống văn học, nghệ thuật. Nghệ nhân ưu tú, soạn giả Huỳnh Anh - Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh chia sẻ: “Những tác phẩm văn học, nghệ thuật có thể xem là món quà tinh thần vô giá cho đời sống của người nông dân, góp phần động viên, cổ vũ bà con nông dân cùng góp công sức tham gia vào xây dựng đời sống nông thôn mới”.

Đối với nhà thơ Võ Tấn Cường - Chi hội trưởng Chi hội Văn học thì “việc sáng tác các tác phẩm văn thơ về đề tài xây dựng nông thôn mới không chỉ thể hiện trách nhiệm công dân của một nghệ sĩ mà còn bộc lộ tiếng nói của trái tim, tình yêu thương đối với con người ở nông thôn trong thời đại mới”.

Nhà thơ Vũ Tuấn bộc bạch: “Cuộc sống đổi thay từng ngày, từng giờ, nông thôn Việt Nam cũng vậy. Đi đâu ta cũng thấy diện mạo mới mẻ của làng quê mỗi ngày một tốt đẹp hơn, thuận tiện hơn, gần gũi hơn... Sự đổi thay này trực tiếp tác động vào nhãn quan và suy nghĩ của mỗi tác giả, từ đó khơi nguồn cho những sáng tác mới”.

Tiếp tục nâng cao chất lượng tác phẩm

“Người nông dân chính là chủ thể của quá trình xây dựng nông thôn mới; là những người có tâm thế và tâm hồn, tính cách của con người thời đại mới. Người nghệ sĩ khi sáng tác về họ cần có sự hóa thân, đồng điệu, nắm bắt được tâm tư, tình cảm của họ mới có thể khắc họa được về tâm hồn, tính cách của người dân trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay…” - Nhà thơ Võ Tấn Cường nhận định.

Những tác phẩm văn học, nghệ thuật về chủ đề xây dựng nông thôn mới của văn nghệ sĩ Tiền Giang thời gian qua đã mang đến cho độc giả những góc nhìn mới về diện mạo nông thôn Tiền Giang hiện nay, góp phần quảng bá hình ảnh một Tiền Giang năng động, sáng tạo, đổi mới trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay đến với công chúng yêu văn học, nghệ thuật tỉnh nhà cũng như cả nước.

Để có những tác phẩm hay, phản ánh sinh động, sâu sắc thực tiễn cuộc sống thì đòi hỏi các văn nghệ sĩ phải nhập cuộc, văn nghệ sĩ phải sống cuộc sống của người dân, phải vui cùng niềm vui và buồn cùng nỗi buồn của người nông dân. Có vậy, văn nghệ sĩ mới nắm bắt được tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của người nông dân để kịp thời phản ánh qua các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Sắp tới, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn, trại sáng tác, những chuyến đi sáng tác thực tế tại các xã Nông thôn mới; tạo điều kiện cho các văn nghệ sĩ được thâm nhập, trải nghiệm thực tế ở cơ sở trong quá trình sáng tác.

         Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh đang có kế hoạch tổ chức các cuộc thi sáng tác về đề tài xây dựng nông thôn mới; tổ chức các đợt triển lãm, các buổi biểu diễn, xuất bản sách để giới thiệu và phổ biến các tác phẩm viết về đề tài xây dựng nông thôn mới đến rộng rãi công chúng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Lê Văn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập266
  • Máy chủ tìm kiếm62
  • Khách viếng thăm204
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,652,829
  • Tổng lượt truy cập40,022,205
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây