Tiền Giang và Hà Nội liên kết giải quyết đầu ra nông sản hàng hóa chủ lực

Thứ tư - 01/07/2015 05:04
Cụ thể hóa thỏa thuận giữa đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội và đồng chí Trần Thế Ngọc, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang về hợp tác phát triển kinh tế - xã hội hai địa phương trong chuyến thăm và làm việc tại Tiền Giang vào nửa đầu tháng 9/2014 vừa qua, ngày 25/6/2015, Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội và các doanh nhân thủ đô đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Tiền Giang nhằm đầy mạnh hợp tác làm ăn, liên kết giải quyết đầu ra cho nông sản chủ lực của địa phương. 
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tiếp Đoàn công tác Sở NN-PTNT thành phố Hà Nội
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tiếp Đoàn công tác Sở NN-PTNT thành phố Hà Nội
Ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang chủ trì buổi tiếp cho biết, là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Tiền Giang có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp. Những nông sản chủ lực của địa phương gồm: lúa gạo, cây ăn trái, rau quả, nuôi trồng thủy sản phục vụ chế biến xuất khẩu đặc biệt là: khóm Tân Phước, bưởi lông Cổ Cò, xoài cát Hòa Lộc, sầu riêng Ngũ Hiệp, thanh long Chợ Gạo… Trung bình mỗi năm, tỉnh đạt sản lượng lúa trên 1,37 triệu tấn, trên 1,24 triệu tấn trái cây các loại, trên 230.000 tấn thủy hải sản chưa kể các sản phẩm chăn nuôi, rau màu khác. Ông Cao Văn Hóa đề nghị trước mắt, các doanh nghiệp tìm hiểu về khả năng hợp tác tiêu thụ trái cây, thủy hải sản cũng như những sản phẩm thế mạnh Tiền Giang.

Theo ông Lưu Văn Hải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội, Trưởng đoàn công tác, đây là cơ hội thuận lợi để các doanh nghiệp thủ đô và tỉnh Tiền Giang gặp nhau, tìm hiểu khả năng cung ứng nguồn hàng, thị trường tiêu thụ, phương thức tiêu thụ cũng như đồng thuận thực hiện các cam kết trên tinh thần hợp tác trong tương lai nhằm giúp giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa, nông dân hưởng lợi.

Tham gia ý kiến trong buổi làm việc, bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam phụ trách chi nhánh Hà Nội của hệ thống siêu thị Fivimart cho biết, doanh nghiệp của bà hiện sở hữu chuỗi 22 siêu thị lớn tại thủ đô chưa kể hệ thống các nhà hàng, khả năng tiêu thụ nông sản rất lớn, nhất là các mặt hàng: khóm, cam xoàn, xoài cát Hòa lộc, xoài cát chu… Bà lưu ý những yếu tố cần hết sức coi trọng trong hợp tác tiêu thụ nông sản chủ lực của Tiền Giang là: chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn cung cấp dồi dào và ổn định, uy tín trong thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Còn ông Nguyễn Tiến Hưng, Giám đốc Công ty thực phẩm sạch BIGGREEN Việt Nam cho biết thêm, doanh nghiệp của ông có thế mạnh về kinh doanh rau quả, thực phẩm tươi sống. Ông đánh giá, khả năng liên kết tiêu thụ nông sản chủ lực giữa Tiền Giang với thành phố Hà Nội nói chung, các doanh nghiệp Tiền Giang với thành phố Hà Nội nói riêng có tiềm năng rất lớn và hết sức cần thiết. Thế nhưng để đảm bảo các bên đối tác đều hưởng lợi đặc biệt là nông dân theo phương châm liên kết 4 nhà cần phải gắn kết chặt chẽ theo mô hình chuỗi giá trị, từ sản xuất tới lưu thông phân phối, tiêu dùng và tận bàn ăn. Muốn thế, phải có vùng nguyên liệu cung ứng sản lượng đúng theo hợp đồng, nguồn cung không được đứt đoạn, chất lượng đồng đều và giá ổn định. Có như vậy, mới đảm bảo liên kết làm ăn lâu dài, các bên đối tác đều an tâm.

Theo thạc sĩ Nguyễn Văn Chí, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội, đến năm 2015, thủ đô ước có trên 9 triệu dân. Nguồn cung tại chỗ chỉ đáp ứng được 52% về lượng thịt các loại, 64% về nhu cầu cá, 65% về nhu cầu trứng gia cầm, 20% về sữa, 44% về nhu cầu gạo tẻ,… Lượng lương thực, thực phẩm phải nhập từ các tỉnh, thành trong nước và nhập khẩu hàng năm lên đến trên 370.000 tấn thịt các loại, 112 nghìn tấn cá các loại, 135.000 tấn sữa, 455.000 tấn rau củ, 330.000 tấn quả tươi…

Nhận thức vai trò liên kết vùng hết sức quan trọng đồng thời xem Hà Nội là thị trường lớn cần hướng tới, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều chuyến khảo sát thị trường Hà Nội, ký kết làm ăn với các đối tác lớn như: Tổng Công ty Thương mại Hà Nội,... nhằm giải quyết đầu ra của nông sản hàng hóa chủ lực địa phương. Trước mắt, đã cung ứng hàng năm khoảng 3,5 - 4 tấn trái cây các loại gồm: canh sành, chôm chôm nhãn, bưởi da xanh, khóm… theo đặt hàng của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Hợp tác xã nông nghiệp - dịch vụ Mỹ Lương (Cái Bè) còn đặt hẳn chi nhánh giao dịch, cung ứng nông sản tại thủ đô nhằm tăng cường xúc tiến thương mại vào thị trường lớn này.

Theo ông Cao Văn Hóa, đây là cơ hội lớn cho các hợp tác xã thương mại dịch vụ và doanh nghiệp Tiền Giang xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường. Tỉnh kỳ vọng sau chuyến thăm, làm việc và tìm hiểu khả năng cung ứng thị trường lần này, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp Hà Nội và Tiền Giang chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn, mở ra trang mới trong sự liên kết phát triển kinh tế - xã hội bền vững giữa hai địa phương. Từ đó, thiết thực giải quyết đầu ra cho nông sản hàng hóa chủ lực Tiền Giang, giúp nông dân hưởng lợi, đồng thời đưa chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vào đời sống.

Mộng Tuyết

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập456
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm438
  • Hôm nay44,507
  • Tháng hiện tại1,177,154
  • Tổng lượt truy cập34,762,799
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây