Tiền Giang: Thiên tai hạn mặn gây thiệt hại trên 104 tỉ đồng

Thứ hai - 16/05/2016 20:59
Thiên tai hạn mặn diễn ra trên diện rộng trong mùa khô 2016 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của nhân dân tỉnh Tiền Giang. Thống kê sơ bộ, đến đầu tháng 5/2016, tổng thiệt hại đã lên đến trên 104 tỉ đồng, trong đó lớn nhất là cây lúa với gần 3.900 ha lúa Đông Xuân bị chết do khô hạn và xâm nhập mặn, thiệt hại trên 87 tỉ đồng. Thiên tai còn làm gần 170 ha hoa màu và cây ăn trái bị chết, ước thiệt hại lên đến trên 17 tỉ đồng.
Bơm nước cứu lúa ở Gò Công Đông
Bơm nước cứu lúa ở Gò Công Đông
Đáng chú ý, nơi chịu đựng thiên tai nặng nhất là các huyện, thị nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công phía đông tỉnh và huyện cù lao Tân Phú Đông tiếp giáp với Biển Đông. Đây là vùng vốn gặp nhiều khó khăn, đối mặt biến đổi khí hậu gay gắt, cuộc sống bà con thường ngày vốn đã khó khăn càng chồng chất thêm nhiều khó khăn, nan giải. Thiệt hại về sản xuất đã lớn; người dân ven biển, ven cửa sông, ngoài đê còn phải đối mặt tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt trong mùa khô hết sức trầm trọng.

Trước tình hình trên, Tiền Giang đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó một cách tích cực. Tỉnh huy động phương tiện bơm tát, bơm vét từng giọt nước ngọt bổ cấp vào nội đồng phục vụ lấy nước chống hạn mặn, triển khai làm thủy lợi nội đồng, đồng thời đầu tư các công trình đường ống đưa nước ngọt về phục vụ nhu cầu bà con vùng sâu, vùng xa; huy động sà lan chở nước ngọt về cung cấp cho nhân dân huyện cù lao Tân Phú Đông,…

Theo báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, từ đầu mùa khô 2016 đến nay, địa phương đầu tư 9 tỉ đồng đắp 600 đập tạm; 20,8 tỉ đồng tổ chức 728 điểm bơm chuyền hai, ba cấp ứng cứu trà lúa Đông Xuân các huyện, thị nội đồng vùng dự án ngọt hóa Gò Công. Ngoài ra, còn hỗ trợ 4 huyện, thị vùng thiên tai: Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công 1,6 tỉ đồng mua sắm phương tiện phục vụ bơm tát chống hạn.

Đối với vấn đề nước sinh hoạt cho nhân dân vùng khó khăn, tỉnh mở khoảng 100 vòi cung cấp nước miễn phí cho bà con ở ven cửa sông, ven biển, ngoài đê. Mặt khác, còn huy động sà lan chở được gần 264.000 m3 nước sạch đưa về cung ứng nhu cầu nhân dân huyện cù lao Tân Phú Đông.

Theo ông Nguyễn Thiện Pháp - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tỉnh Tiền Giang, do thiên tai đang diễn biến phức tạp nên phương án dùng sà lan chở nước ngọt về Tân Phú Đông kéo dài đến tận đầu tháng 6/2016. Chính nhờ các giải pháp tích cực, chủ động và hữu hiệu kể trên nên giảm bớt được thiệt hại do thiên tai gây ra. Đây được coi là thắng lợi bước đầu trong công cuộc đối phó thiên tai hạn mặn khốc liệt năm 2016.

Cẩm Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập907
  • Máy chủ tìm kiếm33
  • Khách viếng thăm874
  • Hôm nay48,273
  • Tháng hiện tại1,180,920
  • Tổng lượt truy cập34,766,565
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây