Hiệp định thương mại: Cơ hội và thách thức đối với danh nghiệp vừa và nhỏ ĐBSCL

Thứ ba - 07/04/2015 22:04
Ngày 3-4, tại Tiền Giang, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) đã tổ chức Hội thảo “Hiệp định thương mại: Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Đồng bằng sông Cửu Long”. 
Quang cảnh hội thảo
Quang cảnh hội thảo
Đây là dịp để các doanh nghiệp và nhà quản lý, điều hành kinh tế trong khu vực nhìn nhận tiềm năng và lợi thế của mình trước những thời cơ và vận hội mới, khi các hiệp định thương mại quốc tế đang tác động mạnh đến nền kinh tế cũng như tình hình xuất khẩu cả nước nói chung trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bà Trần Kim Mai, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh dự và phát biểu chào mừng.

Theo Tiến sĩ Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, Đồng bằng sông Cửu Long là khu vực kinh tế quan trọng của cả nước, chiếm 19,5% về dân số, GRDP năm 2013 là 467 nghìn tỉ đồng, tổng vốn đầu tư 196,5 nghìn tỉ đồng, chiếm 18% tổng vốn đầu tư cả nước. Khu vực này hiện có trên 51.000 doanh nghiệp với kim ngạch xuất khẩu hàng năm khoảng 11,5 tỉ USD. Tiến sĩ Võ Hùng Dũng đánh giá, trong thời gian qua môi trường kinh doanh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tốt. Dễ nhận thấy là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) cả vùng được cải thiện mạnh, có Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp Vùng, VCCI, Hiệp hội Cá tra Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp các tỉnh... thực sự là chỗ dựa để doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển đúng định hướng.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế chia sẻ quan điểm đánh giá trên, đồng thời cho biết: khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có nhiều mối quan hệ liên kết kinh tế thông qua các Hiệp định thương mại: TPP, APEC, FTA mà trong đó Việt Nam là một nhân tố tích cực. Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, các Hiệp định thương mại nước ta đang đàm phán thực sự mang lại những cơ hội lớn: Môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng hơn, doanh nhân có thể trở thành doanh nhân toàn cầu và dễ dàng tiếp cận các đối tác, có lợi thế trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp cũng như quảng bá, xúc tiến thương mại, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu... Tuy nhiên, bên cạnh đó, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa Đồng bằng sông Cửu Long cần phải ý thức đầy đủ các thách thức lớn đang phải đối mặt. Đó là các quy tắc ứng xử từ TPP đối với dệt may và các sản phẩm khác có thể vô hiệu hóa các ưu đãi về thuế quan, rào cản thương mại, sự phức tạp về sở hữu trí tuệ, khả năng cạnh tranh...

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh đề xuất các doanh nghiệp cần liên kết thành chuỗi: Doanh nghiệp - nông dân - xuất nhập khẩu trong ngoài nước, đầu tư nguồn nhân lực khoa học công nghệ, đáp ứng các tiêu chuẩn về nhãn mác, ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và thương mại điện tử... Đồng thời, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng cho biết trong năm 2015 - Năm hội nhập quốc tế môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư trong nước nói chung sẽ có những thay đổi lớn, đáng mừng: Nỗ lực cải cách hành chính tạo nền tảng thuận lợi cải thiện môi trường kinh doanh, giúp thị trường hồi phục và phát triển; Tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư cũng như quá trình tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu doanh nghiệp nhanh hơn...

Tham gia đóng góp ý kiến tại hội thảo, đại diện Công ty TNHH Chế biến dừa Lương Quới (tỉnh Bến Tre) nêu kiến nghị các giải pháp để doanh nghiệp có thể phát triển và mở rộng thị trường: Cải cách thủ tục hành chính cần đi vào thực chất và hiệu quả, Chính phủ cần tạo hành lang pháp lý phù hợp với quốc tế, có chính sách tốt về đất đai, cần kiểm soát chặt chẽ về số lượng, chất lượng và an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm và nông sản nhập khẩu...

Bà Nguyễn Thị Thương Linh, Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ, Tổng Thư ký Hội đồng Hiệp hội doanh nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: Hội thảo lần này mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp cũng như nhà điều hành, quản lý kinh tế tại Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, bà Thương Linh cũng lưu ý các doanh nghiệp vừa và nhỏ qua hội thảo cần đánh giá thực tế những thời cơ và thách thức, sắp tới quan tâm đến những vấn đề trọng tâm quyết định việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trước các thời cơ mà các Hiệp định thương mại mang lại. Trong đó, quan tâm cập nhật chính sách, tình hình kinh tế, các hiệp định thương mại, tham vấn pháp luật; Chú trọng tăng cường nội lực, quản trị nhân sự, tái cấu trúc doanh nghiệp; Quản lý tốt dòng tiền, nâng cao mức thanh khoản; Tăng cường liên kết trong quan hệ đối tác kinh doanh cũng như tận dụng sự hỗ trợ của các hiệp hội nhằm tạo sức mạnh cho doanh nghiệp. Có như thế mới mong doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển một cách bền vững trong giai đoạn mới.

Cẩm Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập871
  • Máy chủ tìm kiếm31
  • Khách viếng thăm840
  • Hôm nay47,586
  • Tháng hiện tại1,180,233
  • Tổng lượt truy cập34,765,878
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây