Báo chí với công tác dân vận chính quyền

Thứ sáu - 20/06/2014 03:35
Thời gian qua, công tác dân vận của nước ta có nhiều tiến bộ, nhất là khi Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Quyết định số 290 ngày 25/02/2010 về quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị. Trước đó, Trung ương Đảng, Chính phủ cũng có nhiều văn bản chỉ đạo, nêu rõ quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp tiến hành công tác dân vận ở các cấp, các ngành. Riêng trong hệ thống chính quyền, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18 về công tác dân vận từ năm 2000.
Phóng viên đang tác nghiệp trong cuộc tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ tại huyện Tân Phước
Phóng viên đang tác nghiệp trong cuộc tiếp công dân của Thanh tra Chính phủ tại huyện Tân Phước
Hầu hết các địa phương trong cả nước đã lĩnh hội, tổ chức thực hiện mang lại kết quả  tích cực, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, đồng thời khắc phục tình trạng xa dân, các biểu hiện thái độ và hành vi quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu, gây phiền hà nhân dân của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. 

Không đứng ngoài cuộc, báo chí đã tham gia cùng với các tổ chức, các cơ quan để củng cố, xây dựng bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước có tinh thần làm việc khoa học, có trách nhiệm cao đối với dân, với nước. Đây còn là một hoạt động có tính chức năng của hệ thống báo chí, thông qua các hình thức thông tin chủ trương, chính sách, luật pháp, quy định; tuyên truyền, cổ động các phong trào, các cuộc vận động nhằm phát huy tinh thần yêu nước, hăng say học tập, lao động sáng tạo và giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Bên cạnh đó, báo chí còn thể hiện vai trò nòng cốt, trách nhiệm cao trong việc đấu tranh, phê phán những biểu hiện, hành vi tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Thực tế, các mặt công tác này đều được các cơ quan báo, đài tổ chức thực hiện có kết quả tốt. Nhiều vụ việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí hay mất đoàn kết nội bộ cơ quan, đơn vị, địa phương khi đã có sự “nhúng tay vào việc” của báo chí thì hầu như trở nên tốt hơn. Tinh thần góp ý, phê bình khá nghiêm túc, thẳng thắn và khách quan của báo chí đã cung cấp thông tin đa chiều, góp phần để cơ quan chức năng giám sát, kiểm tra, làm rõ vấn đề, giúp cấp ủy, chính quyền có hướng xử lý hợp lý, hợp tình.

Về vai trò, trách nhiệm của báo chí trong công tác dân vận chính quyền hiện nay, cần tiếp tục cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin truyền thông và các hình thức tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; chú ý tuyên truyền những kết quả về vận động nhân dân thực hiện các phong trào hành động cách mạng, các cuộc vận động lớn tại khu dân cư. Qua đó, góp phần nâng cao dân trí, định hướng tư tưởng chính trị tích cực trong nhân dân; kịp thời tuyên truyền, giới thiệu nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến; phê phán, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, các luận điệu xuyên tạc của địch và phần tử xấu, làm tổn hại đến công tác dân vận và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Trên cơ sở chức năng được giao, từng cơ quan báo, đài chủ động phê phán, ngăn chặn và đẩy lùi các biểu hiện tiêu cực trong bộ máy nhà nước các cấp, như: tham nhũng, quan liêu, thiếu ý thức, trách nhiệm phục vụ, gây phiền hà nhân dân. Đồng thời, có trách nhiệm phê phán, đấu tranh với tình trạng lợi dụng dân chủ để gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan và nội bộ nhân dân, gây mất an ninh trật tự, làm suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với Đảng, chính quyền.

Công tác dân vận chính quyền trong tình hình mới đòi hỏi phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc công tác cải cách hành chính, quy chế tiếp dân, đối thoại với công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tiếp tục bồi dưỡng, xây dựng phong cách, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Từng cấp chính quyền, thủ trưởng cơ quan nhà nước luôn phải đảm bảo công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành theo đúng Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhất là trong việc quy hoạch và triển khai thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quyền lợi của nhân dân. Trong công tác đền bù, giải toả, thu hồi đất phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ, tạo sự đồng thuận của nhân dân và ổn định trật tự xã hội, tránh sai sót hoặc để kẻ xấu lợi dụng, kích động, gây phức tạp tình hình xã hội. Các phóng viên báo, đài cần quan tâm khai thác tin bài, phản ánh về mặt được, mặt chưa được, những vướng mắc, khó khăn trong các mặt công tác nêu trên, nhằm góp phần cùng chính quyền làm công tác dân vận.

Thiết nghĩ, báo chí trong bối cảnh hiện nay luôn phải tích cực có hình thức vừa tuyên truyền sâu rộng về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định cụ thể của địa phương, của ngành, lĩnh vực; đồng thời, phải thường xuyên có tin bài, phóng sự phê phán, đấu tranh với hành vi tiêu cực, gây rối của kẻ xấu và âm mưu phản động, phá hoại của các thế lực thù địch.

Nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng của nhân dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế hiện nay luôn có vai trò, trách nhiệm của hệ thống truyền thông, báo, đài. Đây cũng là một mặt công tác dân vận chính quyền của cơ quan báo chí.

Thái Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập397
  • Máy chủ tìm kiếm73
  • Khách viếng thăm324
  • Hôm nay92,976
  • Tháng hiện tại1,670,876
  • Tổng lượt truy cập40,040,252
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây