Ngành Ngân hàng Tiền Giang góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội sau dịch Covid-19

Thứ tư - 18/05/2022 03:32
Trong những tháng đầu năm 2022, tình hình kinh tế - xã hội trong nước diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn duy trì đà phục hồi, các hoạt động sản xuất được đẩy mạnh, chuỗi cung ứng toàn cầu bắt đầu được khơi thông sau đại dịch Covid-19. Ngành Ngân hàng Tiền Giang có những bước chuyển mình khởi sắc sau hơn 1 năm chịu ảnh hưởng nặng nề do đại dịch gây ra.

Lãnh đạo các Ngân hàng ký kết giao ước thi đua năm 2022.
Lãnh đạo các Ngân hàng ký kết giao ước thi đua năm 2022.
Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, ngay từ đầu năm 2022, hệ thống ngân hàng tỉnh Tiền Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng tại Nghị quyết  01/NQ-CP ngày 08/01/2022, Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ, và Chỉ thị  01/CT-NHNN ngày 13/01/2022 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo hoạt động Ngân hàng an toàn hiệu quả, sự phối hợp cùng với các ngành trên địa bàn, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là tiếp cận vốn tín dụng và giảm lãi suất cho vay. Qua đó hoạt động ngân hàng Tiền Giang trong những tháng đầu năm 2022 có sự chuyển biến rất tích cực.

Trong những tháng đầu năm 2022, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ đã phát huy và tác động có hiệu quả, tạo động lực khôi phục và phát triển bền vững, hầu hết các ngành, lĩnh vực trên địa bàn có xu hướng phục hồi và tăng trưởng trở lại. Đời sống sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp đã trở lại bình thường, tạo thuận lợi cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng Tiền Giang. Kết quả, đến cuối tháng 3/2022, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 47 tổ chức tín dụng hoạt động. Trong đó, có 29 chi nhánh Ngân hàng thương mại với 96 Phòng giao dịch trực thuộc; 16 Quỹ tín dụng nhân dân; 2 tổ chức tài chính vi mô (CEP); 267 Trụ máy ATM (trong đó có 8 máy CDM) và 958 máy POS; so với đầu năm tăng 01 phòng giao dịch Ngân hàng thương mại, 6 máy ATM và 36 máy POS. Mạng lưới ngân hàng tỉnh phủ khắp các huyện, thị, thành, đảm bảo nguồn vốn và cung ứng kịp thời các dịch vụ thanh toán đến người dân, doanh nghiệp. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tính dụng trên địa bàn thực hiện là 82.317 tỷ, tăng 2.828 tỷ với tỷ lệ tăng là 3,56% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn 3,78% so với cùng kỳ năm trước. Tổng dư nợ cho vay đạt 78.049 tỷ với 252.049 khách hàng còn dư nợ, dư nợ tăng 6.157 tỷ, tỷ lệ tăng 8,56% so với cuối năm 2021, tăng cao hơn 2,35% so với cùng kỳ năm trước, đáp ứng nhu cầu vốn cho 254.850 lượt khách hàng vay vốn từ đầu năm với doanh số cho vay lũy kế đạt 37.101 tỷ đồng.

Cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nhất là lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ, có 4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng tín dụng chung của toàn tỉnh, trong đó tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng mạnh nhất, riêng lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn là thế mạnh của tỉnh cũng chiếm tỷ trọng 52,33% trong tổng dư nợ cho vay, tăng 9,19% so với cuối năm 2021; tỷ lệ nợ xấu là 0,96%, giảm 0,09% so với cuối năm 2021. Các tổ chức tính dụng hỗ trợ cho 102.908 khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thông qua các biện pháp như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi, cho vay mới; tín dụng chính sách tiếp tục tăng trưởng 3,90% góp phần hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh, cải thiện điều kiện sống và học tập; mạng lưới, dịch vụ ngân hàng không ngừng được nâng cao đáp ứng nhu cầu của người dân tại mọi thời điểm. Công tác phối hợp giữa các tổ chức ngân hàng với với các cơ quan, ngành và chính quyền địa phương tiếp tục được duy trì nâng cao, chặt chẽ; các ngân hàng tham gia tiếp xúc cử tri cùng với Đoàn Đại biểu Quốc hội, tích cực hưởng ứng các chương trình an sinh xã hội cùng địa phương nhất là trong công tác phòng, chống dịch Covid, chương trình xây dựng nông thôn mới,…

Lãi suất cho vay trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân phục hồi phát triển sản xuất kinh doanh sau đại dịch Covid-19, phổ biến ở mức trên 4,5-9%/năm đối với ngắn hạn (chiếm 76,71% tổng dư nợ ngắn hạn VND); trên 11-13%/năm đối với trung dài hạn (chiếm 48,44% tổng dư nợ trung dài hạn VND); các Ngân hàng thương mại luôn chấp hành nghiêm mức trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực được ưu tiên theo Thông tư số 39/2016/TT-NHNN là 4,5%/năm.

Trong năm 2022, ngành Ngân hàng Tiền Giang quyết tâm phấn đấu tổng nguồn vốn huy động ngành Ngân hàng tỉnh tăng trưởng 8%, dư nợ tăng trưởng 14%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%; chấp ngành nghiêm túc các quy định, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam  trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng ảnh hưởng do dịch Covid-19 như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, hạ lãi suất các khoản vay hiện hữu, cho vay mới với lãi suất thấp hơn lãi suất trước khi có dịch Covid-19; tiết kiệm chi phí để giảm lãi suất cho vay phù hợp, hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trên cơ sở thực hiện nghiêm các quy định của ngành, tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế tỉnh phục hồi và phát triển. Tích cực đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, ứng dụng công nghệ và phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng số; thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực công, dịch vụ hành chính công theo Kế hoạch số 57/KH-UBND ngày 21/02/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang về việc triển khai thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 - 2025. Tiếp tục hỗ trợ tích cực vào chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của tỉnh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà./.
                                                                   

Nguyễn Thị Bình

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Học tập Bác
Điều tra nắm bắt nghiên cứu dư luận xã hội
Văn phòng điện tử
Bản tin thời tiết
Bản tin thông báo nội bộ
LIÊN KẾT WEBSITE
Quốc hội
Cổng thông tin điện tử
Báo điện tử
Nhân dân điện tử
Tạp chí cộng sản
Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá giao diện mới của Trang thông tin điện tử Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Tiền Giang thế nào?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập856
  • Máy chủ tìm kiếm18
  • Khách viếng thăm838
  • Hôm nay61,481
  • Tháng hiện tại1,194,128
  • Tổng lượt truy cập34,779,773
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây